NGUYỄN THÔNG

KHẤP NGUYỄN DUY
Tây phong phiêu đại thụ,
Nhất địch ế viên môn.
Măn địa mai hùng lược,
Tam quân khấp cựu ân
Đồ tích không y táng,
Na tri hạo khí tồn.
Niên niên hư trủng thượng,
Di lăo loại phương tôn .

KHÓC NGUYỄN DUY
Gió tây một trận tan tành,
Cây to bạt gốc lấp dinh toại rồi
Hùng tài, mưu lược lấp vùi,
Ba quân sùi sụt khóc người nghĩa ân.
Nhận ra dấu áo mà chôn,
Thịt xương tan nát hăy c̣n khí thiêng.
Lăo quê sống sót quanh miền,
Thăm mồ rưới rượu hằng niên nhớ người .
Nguyễn Thông (1827-1884) tự là Hy Phần, biệt hiệu Đôn Am, người huyện Tân Thạnh (Gia Định). Năm 23 tuổi đậu Cử Nhân trường thi hương Gia Định (1849) đưọc bổ làm huấn đạo huyện Phong Phú tỉnh Gia định. Năm 1859, quân Pháp đánh Gia Định, Ông giúp việc quân 2 năm. Sau hàng ước 1862, ông được bổ đốc học tỉnh Vĩnh Long. Năm 1867, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, Ông được bổ ra Trung. Nhân mắc bệnh, ông cáo quan về nghỉ, dựng nhà riêng gọi là Ngọa Du Sào, gần thị xă Phan Thiết cùng các bạn làm thơ ngâm vịnh.


Chú thích : Ngày 16 tháng giêng năm Tân Dậu (1861) quân Pháp đánh đồn Phú Thọ . Nguyễn Duy (cháu Nguyễn Tri Phương) lúc bấy giờ làm chức tán lư khu Định Biên ra sức chống trả, bị tử trận, xác không c̣n nguyên vẹn, nhờ có người nhận ra dấu áo ông thường mặc mới thu lượm xác đem về táng ở cửa phương Đông thành Biên Ḥa .