Et s'il revenait un jour

Et s'il revenait un jour
Que faut-il lui dire ?
- Dites lui qu'on l'attendit
Jusqu'à en mourir !

Et s'il m'interroge encore
Sans me reconnaître ?
- Parlez-lui comme une soeur
Il souffre peut-être

Et s'il demande où vous êtes
Que faut-il lui répondre ?
- Donnez-lui mon anneau d'or
Sans rien lui répondre

Et s'il veut savoir pourquoi
La salle est déserte ?
Montrez-lui la lampe éteinte
Et la porte ouverte...

Et s'il m'interroge alors
Sur la dernière heure ?
- Dites-lui que j'ai souri
De peur qu'il ne pleure...
Thanh Tịnh
Lời cuối cùng





phỏng theo thơ của
Maurice Maeterlinck (1862-1949)
prix Nobel de littérature





Rồi một hôm nếu về cha hỏi
Mẹ ở đâu ? con biết nói sao ?
- Con hãy bảo : Trông cha mòn mỏi
Mẹ từ trần sau mấy tháng đau .

Nếu cha hỏi sao nhà vắng vẻ
Mẹ khuyên con hãy trả lời sao ?
- Con lặng chỉ bình hương khói tẻ
Và bên giường chỉ dĩa dầu hao .

Nếu cha hỏi cặp đào trước ngõ
Sao chỉ còn một gốc ngả nghiêng ?
- Con hãy chỉ một cây đào nhỏ
Bên cây tùng rồi đứng lặng yên .

Còn mồ mẹ nếu cha muốn biết
Phải phương nào con nói cùng cha ?
- Con hãy chỉ bầu trời xanh biếc
Và bên trời có nội cỏ xanh .

(Hà Nội Báo- 1936)
Thanh Tịnh (1911-1988) tên là Trần Văn Ninh, sau đổi là Trần Thanh Tịnh, sinh tại Huế, học trường dòng Pellerin, từng làm hướng dẫn viên du lịch, đạc điền, dạy học. Từ năm 1930 Ông đăng thơ trên các báo: Phong Hóa, Ngày Nay, Tinh Hoa , Hà Nội Báo . Thanh Tịnh là người chiếm giải nhất đồng hạng với Phạm Ðình Bách trong cuộc thi thơ do Hà Nội Báo tổ chức năm 1936 . Sau 1945, là tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Trung Bộ, gia nhập quân đội, nhiều năm làm tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Thanh Tịnh vừa làm thơ vừa viết văn. Thi phẩm duy nhất : Hận Chiến Trường (1936). Ông nổi tiếng với tập truyện ngắn Quê mẹ (1941).