Chữ « KHÔNG » trong Đạo Phật

- Trịnh Khải -



Buổi nói chuyện hôm nay vẫn theo Đạo lý của Đức Phật : “Tự giác, giác tha”.

Trong việc Hiểu - Học – Hành Phật Đạo, Chúng ta phải cẩn thận vì Hiểu cũng có thể sai lầm rất tai hại trong việc Học và Hành. Trong bài này hoàn toàn không có tín nguỡng di đoan, thần thông, phép lạ đi đến gây hỏa mù đưa những nguời nghe, phật tử vào con đuờng hiểu lầm chính đạo.
Tôi cũng xin nhắc lại : Trong bài này nếu quý vị thấy hợp với bản thân mình, thì xin tùy nghi sử dụng, nếu đoạn nào không hợp thì quên đi. Bài này rất cô đọng, kính xin quý vị đọc lại và nghiền ngẫm thật kỹ.
Đối với Âu Tây, chữ “không” trong Phật Đạo đã đem lại bao nhiêu hiểm lầm tai hại ngoài ra còn “xuyên tạc”, ác ý….huớng đọc gỉa hiểu sai quấy về Đạo này. Ví dụ : Culte du néant (tôn thờ chân không) – Église du nihilisme (Tôn giáo của vô gía tri) - Athée (Vô tín nguỡng) – Destruction du principe pensant (Hủy hoại trí tuệ) -...
Theo truyền thống tư tuởng văn chuơng Pháp và Việt : « Mỗi chữ là gói cả linh hồn một chủng tộc…… , nhà văn, chính trị gia, tôn giáo … không đuợc coi thuờng linh hồn chủng tộc». Do đó quan niệm của các văn hào VN từ xưa đã có : các tiền nhân đã để tâm tư-tuởng nhiều vào mỗi tiếng ; mỗi chữ là một ý-niệm rõ ràng …. Qua thời gian với bao nhiêu biến đổi trong khối óc con tim của dân-tộc mỗi chữ đã trở nên quý hóa, kho tàng của chủng tộc.
Vì thế chúng ta không đuợc quyền khinh miệt, có thái độ khính bỉ, bán rẽ kho tàng dân tộc….. Các tôn giáo cần phải cẩn thận hơn nữa khi dùng từ ngữ đặc biệt của chính Đạo.
Trong thực tế từ ngữ dùng trong Đạo Phật :
1.- Bắc Tông (Phật Giáo Cấp tiến còn đuợc gọi Đại Thặng - cỗ xe lớn - Mahayana) dùng Hán tự dịch ra từ chữ Sanscrit của Ấn Độ
2.- Nam Tông (Phật Giáo Nguyên Thủy còn đuợc gọi Tiểu Thặng - cỗ xe nhỏ - Hinayana) dùng chử Pali của Siri Lanka dịch ra.
Qua mấy ngàn năm biến đổi, các từ ngữ Âu Châu càng rõ ràng hơn qua thành quả về khoa học, nhân sinh, nhân văn….(*) Do đo các danh từ trong Phật Đạo có rất nhiều nghĩa đã đua đến nhiều giải thích sai lấm, đưa đến các chuyển ngữ (thông dịch) không có giá trị và còn đưa đọc gỉa trí thức ra khỏi chính đạo.
Chữ “không” hoặc “Vô”, “vô hữu”, « vô sắc », « bất » …. có thể dịch : Impermanent – mouvements – transformations - Vide – Non forme – Néant – Néantisation - Vacuité – Non-être – Non moi - Néantissement – Indéterminité - Anéantissement ….
Sau đây là các nghĩa chính của chữ không hay vô trong giáo lý Đạo Phật :
1.- Không có : inexistence. Dịch lầm : Vô Ngã = Non moi ou le moi inexistant ou non existence du moi. Nghĩa chính : Vô ngã = Vô thuờng ngã = le moi impermanent ou l’irréalité du moi ou l’existence impermanente du moi.
2.- Vô thuờng ; vô định : l’impermanence ou la transformation ou le changement ou le mouvement
3.- Vô kiến (invisible) ; vô hình ; vô sắc ; vô thể : la non-forme (physique) ou le vide = Không.
4.- Không thực, vô hữu ; gĩa hữu ….. Valeurs relatives ; l’irréalité du réel (des choses)
5.- Vô chân như : không có gía trị tuyệt đối …..inexistence des valeurs absolues
6.- Hư-vô : không có gì hết - néant (terme philosophique) ; vide physique (inexistant) : theo khoa học ngày nay chân không vật lý không có thật. Đây là gốc của rất nhiều hiểu lầm.
7.- Không (toàn diện) (Kinh bát nhã) = Chân không, không còn gía trị tuơng đối của trần tục (l’extinction (Nirvana) de toutes les valeurs relatives du Domaine du Conditionné) để đi đến giác ngộ (Eveil), đuợc dịch là la vacuité (se débarasser des valeurs relatives afin d’atteindre les valeurs absolues du Domaine de l’Inconditionné, la nature du Bouddha) : thoát khỏi trần tục tiến đến tâm Phật.
8.- Những chữ Vô (Không) gốc Lão : vô sắc ; vô thinh ; vô hình ; vô vật ; vô chi ; vô dụng……
Truớc khi vào chi tiết về chữ « không » và để tránh hiểu lầm chúng ta cần nhìn rõ hơn về 02 Tông kể trên.
Trên diện cơ bản Đạo Lý của Phật Đạo : « Vô Thuờng » - « Nhân Quả » - « Vô Ngã ; Chân Ngã » - « Nghiệp Duyên» - « Liên Đới » - « Vô và Hữu » - « Sắc và Không » - « Tư Thánh Đế » - « Thập Nhị Nhân Duyên » … Hai Tông đều hiểu giống nhau về « tông chỉ » của Phật vì thế chưa bao giờ có sự tranh chấp, ẩu đả, đổ máu….(*) và chiến tranh nhân danh Đạo Phật như chúng ta đã và đang thấy ở các tôn giáo to lớn khác. Đây là điểm son của Đạo Phật đối với nhân loại, cũng là niềm hãnh diện của Phật tử vì Đạo này chưa bao giờ đem lại cái xấu mà chỉ phổ biến cai hay cho chúng sinh.
(*) Ví dụ : Nuit de Saint Barthélémy – Constantinople – Croisades - Maya…..Algérie – Irak…..

Tìm hiểu chữ « không » của PHẬT ĐẠO.

Vì muốn tôn trọng « Nguyên Thủy » nên Nam Tông (*) chỉ giới hạn từ ngữ « không » trong hai phạm vi chính là « vô thuờng » và « vô ngã » nhưng cũng không tránh đuợc mông muội (mờ mịt) về thiên đàng địa ngục ; Bắc Tông (**) thì để tự do tư tuởng nên ta thuờng thấy các luận đàm đuợc mở rộng ra về nhiều khía cạnh nên có nhiều điều rất hay nhưng cũng có nhiều tuởng tuợng trở thành huyền thoại. Điển hình : Vì biết chúng sinh chưa « giác ngộ » không có khả năng hiểu, Đức Phật đã không giải thích « Niết Bàn », « Tâm giác ngộ », « Tâm Phật »…. Mà chỉ huớng dẫn chúng sinh qua Phật Đạo…… để đi đến mục đích trên.

(*) Tông này không chịu ra khỏi Kinh Tam Tạng thành ra nhiều khi từ chuơng.
(**) Bắc Tông dựa tuy theo tông chỉ Phật (Kinh Tam Tạng) để tiến hóa và phát triển (tự do tư tuởng).


Đây là những gía trị tuyệt đối mắt trần tục còn trong kiếp luân hồi không thể nhìn thấy ; kẻ nào tự hào, tự phụ, tự mãn…..tự cho mình nhìn thấy đều.là vọng ngã (kiến-tư = l’intériorité), vọng kiến (pháp cảnh = le monde extérieur ou l’extériorité), tuởng tuợng, không thực. Ông Nagarjuna (Bồ Tát Long Thọ, đắc đạo rất đuợc tôn thờ ở Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam, Tây Tạng v. v.…….) đã viết cho những nguời này : « Nếu quý vị nhìn thấy Phật, phải giết ngay Phật » ….. đây chỉ là gĩa hữu do vọng ngã mà ra.
Cũng như trong Kinh Kim Cuơng Đức Phật đã nói : « Cái gọi là Phật Pháp (1), tức không phải Phật Pháp (2), nên gọi là Phật Pháp (3) ». (4)
Khi đắc đạo ra khỏi tuơng đối
(1) (Trần tục = Domaine du Conditionné = Không phải chân như) thi sẽ thấy tuyệt đối
(2) (Gíác Ngộ = Domaine de l’Inconditionné) rõ như nhìn mặt trời.
(3) Vì chưa thoát đuợc Trần tục nên phải dùng danh từ trần tục.
(4) Les Dharmas, tels qu’on les nomme, ne sont pas en fait les Dharmas. C’est pourquoi ils sont appelés Dharmas. Vì lẽ đó Phật nhắc nhở chúng ta gía trị tuơng đối khi chưa đạt đuợc gíac ngộ.
Vì đề tài quá rộng lớn nên tôi xin phép quý vị chỉ đề cập chữ « không » Phật Đạo trong hai phạm vi « Vô Thuờng » và « Vô Ngã » và sẵng sàng trả lời các câu hỏi ra ngoài giới hạn này.

A. - Luật « Vô Thuờng ».

Hai Tông Nam Bắc đều thấu triệt Luật thiên nhiên này nhưng từ cùng Hiểu chuyển qua Học thì có khác để khi Hành thì sự cách biệt càng rõ hơn. Mặc dù có nhiều kiến thức và giải thích khác nhau nhưng mọi Tông phái đều lấy cái « tông chỉ » của Phật dùng làm căn bản dể lập luận, để giải thuyết. Tuy thế nhiều Phật tử hiểu lầm nên cũng có ý niệm chia rẽ.
I.- Theo Nam Tông (*) chữ « Vô » hoặc « Không » đuợc hiểu là trong kiếp luân hồi (vô thuờng) tất cả mọi « thể » (physique), « tuớng » (forme) (**) đều thay đổi không ngừng, không bao giờ giống nhau cả vì vây ngũ uẩn của chúng sinh chỉ đưa ra những vọng ngã, vọng kiến (erreur), ão tuởng (illusion) mà không có giá trị tuyệt đối…. nhưng đuợc xem là « có » tuơng đối. Tuy thế Nam Tông nói luân hồi là « có » và Niết Bàn là « không » : Đó là cái có tuơng đối và không đây là không còn cái có tuơng đối.

(*) Nói chung Nam Tông gồm :
1.- Câu xá Tông (Thiền Định) : Dùng phuơng pháp thiền để đi đến tuệ gíác. Quá khứ và vị lai là vô thể - một cái đã mất đi; một cái đâu đã có -. Hiện tại là hữu thể - có tuơng đối -. Chia nhân làm lục nhân, duyên làm tứ duyên và quả làm ngũ quả. Đây cũng là chính gốc của Phật Giáo Thiền Tông (Bắc Tông)
2.- Thành thực Tông. Vì vô thuờng nên mọi vật đều “giả hữu“ ( không thật), chúng sinh không có khả năng nhận “thực hữu“ (chân thật).
3.- Luật Tông. Đây là tổng hợp của hai Tông trên dưạ trên Luật tạng.
(**) Lão tử : « Khi thể quá lớn thì mất tuớng ».

a.- « Có » (hữu - sắc : forme) nghĩa là tuy mọi vật đều thay đổi « vô thuờng », nhật sét (ngũ uẩn) của chúng sinh về « có » chỉ là tuơng đối nhưng mỗi lúc (à l’instant t) cái « có » nầy là sự thật đang thay đổi (une réalité en transformations perpétuelles). Để giải thích : bản thân ta, thức ăn v.. v. đều vô thuờng nhưng Ta (Thân và Tâm) là « có » sống đuợc là nhờ « có » thức ăn. Đây là cái « có » tuơng đối với thời gian, cũng nhờ cái « có » nầy (*) mà các vị tu hành mới có hy vọng hành Phật Đạo để đến Niết Bàn là « không » đối với Nam và Bắc Tông : dứt đuợc cái « có » tuơng đối (Vô Thuờng) là đến cái « không »….của tất cả tuơng đối (Giác ngộ - Niết Bàn).
Cũng vì lý do trên Nam Tông còn đuợc gọi là phái « Bảo Thủ » chủ truơng hữu luận và Bắc Tông gọi là phái « Cấp Tiến » chủ truơng không luận.

(*) Cũng nhờ cái « vô thuờng Ngã » mà chúng sinh mới « tu là chuyển nghiệp » mới mong giải thoát đuợc kiếp luân hồi như Đức Phật đã thành công và đã nói « Thuợng thiên, hạ địa duy ngã độc tôn » nghĩa là « trên trời duới đất chĩ ngã của mỗi chúng ta là đáng tôn trọng » vì nó có thể làm cho ta đạt đuợc sự giác ngộ vì tu là chuyển nghiệp : không có Trời, Phật, Thánh, Thần… nào làm thế cho ta cả. Xưa kia không có thánh thấn nào giúp Đức Phật đã từ kiếp nguời mà tu đuợc đến Giác Ngộ.

b.- « Không » (vô : vide, non forme, vacuité ….) là khi đã ra khỏi kiếp luân hồi – đã vào Niết Bàn – thì tất cả các « có » trần tục đều không còn nữa vì tất cả « thể » (physique - essence), « tuớng » (forme - existence) – gía trị tuơng đối - đều không có gía trị tuyệt đối và trở thành « không » cả. Đối với giác ngộ hoặc đắc đạo, Phật Giáo Cấp tiến (*) và Nguyên thủy cùng hiểu như nhau về chữ « không » (la vacuité).
Khi đã Giác Ngộ vào Niết Bàn (giá trị tuyệt đối) mọi thể, mọi tuớng trần tục đều là giả hữu (gía trị tuơng đối), là không (la vacuité) kể cả Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng) ở trần tục chỉ đuợc xem như chiếc thuyền dùng để qua bờ sông kia (trần tục), sau đó thì bỏ lại. Vì dịch sai lầm – không (la vacuité) = néant - mà Âu Tây đã hiểu lầm tai hại cho rằng Đạo Phật tôn thờ chân không : le culte du Néant (Barthélémy Saint-Hilaire et Victor Cousin) – église du nihilisme (Ernest Renan) – la religion du diable (Paul Claudel).

(*) Qua kinh « Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh » : « Quan Tự tại Bồ tát, khi thi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa – Trí tuệ độ - thấy rõ ngũ uẩn đều không………..sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc (1), sắc là không, không là sắc……… không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo….. » ….
nghĩa là tất cả «có » của trần tục đều là « không » đối với Niết Bàn.

(1) Sắc bất dị không, không bất dị sắc (la forme est le vide, le vide est la forme). Khoa học ngày nay cũng phải công nhận điều này của Đạo Phật (**)

(**) Ghi chú : Để tránh hiểu lầm chúng ta nên chuyển ngữ chữ không (Vô) ra tiếng Pháp để so sánh :

a.- Vô thể (le Vide physique) : không chất luợng = inexistence physique (immatériel – tâm linh). Khi vô thể thì sẽ vô tuớng. Trên bình diện khoa học nhờ vô thể mà ra tuớng (không bất dị sắc) : ví dụ nhờ hiện diện vô thể (le vide) trong nguyên tử, phân tử…….ta nhìn thấy cái tuớng (la forme) của vật chất vì vậy nhờ có Vô Thể (le Vide = Không) mà chúng ta mới nhình thấy Tuớng (la forme = Sắc) của chúng ta nếu không có Vô Thể (Không) Quả Đất còn nhỏ hơn quả buởi (…**).
b.- Vô tuớng : không có hình giáng = sans forme, non forme. Khi thể nhỏ qua (nguyên tử, phân tử..) mắt không thấy thì trở thành vô tuớng, lớn qua cũng thành vô tuơng (quả đất)…… ; hữu thể (matériel) đã thành vô tuớng ; thông thuờng hữu thể là hữu tuớng (hình)…… Vô thể, vô tuớng đã đuơc dịch là le Vide.
Lão Tử đã nói về tuơng quan giữa thể và tuớng : « Cái chai có phần hữu thể (sắc) ở ngoài và vô thể (không) ở trong, chính vô thể đã đem lại công dụng cho phần hữu thể ».
Du pouvoir de l’esprit (l’immatériel) sur l’action (le matériel), Lao-Tseu disait : « La bouteille possède une forme (le matériel) extérieure et le vide (l’immatériel) intérieur et c’est le vide qui rend la forme utile ».
c.- Vô tuyệt đối = (Chân như – Gía trị tuyệt đối – Giác Ngộ - Niết Bàn..) = không (toàn diện) là không tất cả gía trị tuơng đối để đạt tới gía trị tuyệt đối (Niết Bàn), đây là thuộc về Tâm đã đạt tới vô sắc vô không nên đã dịch là la Vacuité (không thể lẫn lộn với chữ la Négation, le Néant, l’Anéantissement….. như ta thuờng thấy trong nhiều bản Pháp văn nói về Đạo Phật).
Đạo Phật có mục đích tối thuợng là đem trí tuệ (l’esprit = l’immatériel ou la non fome ou la Vacuité) chế ngự (libéralisation totale) lục gíác (les six sens = le matériel et l’immatériel) để đi đến giác ngộ (tuệ giác = La Connaissance) è Vô Trụ.
« Chính kiến » (phần quan trọng nhất trong Bát chính đạo) của 02 Tông về « Vô Thuờng » là một nhưng khi chiết gỉai thì có khác đi. Với Nam tông (hữu luận) : khi ta sống trong trần tục thi ngũ uẩn cho ta cái « có » (Hữu) tuơng đối - ảo tuởng - vọng Ngã…, khi ta giác ngộ thì tất « có » sẽ thành « không » (Vô). Tóm lại có hai thể (thế gian và Niết bàn) vì 02 lối nhìn (Trần tục và Giác ngộ).
Với Bắc Tông (không luận) chỉ có một thể nên phải nhìn qua « không » ngay từ ban đầu đối với kẻ đi tìm giác ngộ để tránh ngộ nhân và lầm lẫn (vọng kiến) vì khi đến giác ngộ cái có (và cái không) cũng sẽ là không. Đối với chúng sinh trần tục thì chính kiến hai tông không có dị biệt nhưng Học và Hành thì khác nhau. Cái Có : vừa phuơng tiện (Nam tông) vừa trở ngại (Bắc Tông).
Tóm lại phái Nam tông chấp nhận có tuơng đối (giả hữu) sau đó đi đến tuyệt đối sẽ là không (chân như). Đối với Bắc tông chỉ có Chân Như là thật, là một thể nên tránh (không thể có) 02 cách nhìn hoặc 02 giải thích.
Đối với Phật tử nhất là kẽ tu hành thì phải xem có tuơng đối (giả hữu) chỉ là không như cái không ở tuyệt đối (chân như). Cái không trong cuộc sống của chúng ta không phải cái không toàn diện (Néant) chỉ vì cái thể, cái tuớng vô thuờng thay đổi liên tục nên không có gía trị tuyệt đối - Phật đắc đạo, Niết Bàn đều là gía trị tuyệt đối (Chân Như).
Vì lý do này tuy hiểu là một nhưng học và hành có khác nhau dối với 02 Tông Nam Bắc, sau đó lại thêm phái Bắc Tông trung luận (vừa hữu và không).
Nam Tông : Nhờ cái có tuơng đối (Vô Ngã) kẽ tu hành mới tiến đến Tuệ Giác : Chân Ngã.
Bắc Tông : Tại cái Vô Ngã (tham, sân, si,…..) là một bức tuờng ngăn chận Tuệ Giác : Chân Ngã.
Qua lối hiểu này - có tuơng đối (giả hữu) - Phật Tử Chúng Sinh ở Đông Nam Á đã sinh ra quan niệm nhân sinh hiền hòa, hạnh phúc đuợc giải thích : « Giác Ngộ » quả quá khó khăn, mấy kẻ tu hành đã đắc đạo đuợc…..thôi thì ta (thuờng dân- chư pháp) cứ từ từ tiến Hành Phật Đạo từ kiếp này đến kiếp khác, cuộc sống cũng có cái khổ, cũng có cái hay…..ta cứ vui vẽ sống luơng thiện, huớng theo lý tuởng Phật Đạo (từ bi, bác ái, hỷ xả …) thì dù chưa thoát khỏi kiếp luân hội (đào thai lại *) cũng không gì đáng ngại, cái chết không quá đáng sợ cả….

(*) Qua Đạo Phật thời gian chuyển theo chu kỳ (le temps est cyclique) của luật luân hồi.

Đối với nguời Âu Tây, quan niệm sống này rất là lạ và hay, vì măc dù rất thiếu thốn về vật chất, nghèo nàn họ vẫn hiếu khách, cởi mở, vui vẽ sống hạnh phúc …..xem ra vẫn giữ đuợc phần nào tông chỉ (nhân - quả - duyên nghiêp….) của Phật Đạo. Với quan niệm Âu Tây sinh - tử chỉ có một lần đó là thời gian chuyển theo đuờng thẳng (le temps est linéaire) ; họ cũng đã nhận thấy nông dân, dân sống ở thôn quê hoàn toàn không có tiện nghi……nhưng lại có điều hạnh phúc hơn các công nhân nghèo, thất nghiệp…… ở các thành phố lớn. Qua Phật Đạo quan điểm nhân sinh này đã và đang có ảnh huởng sâu rộng ở Châu Âu và Bắc Mỹ….. vì vậy Đạo Phật trở nên hấp dẫn đối với giai cấp trí thức.
II.- Bắc Tông.
Vì đuợc tự do tư tuởng không bi gò bó vào truyền thống « nguyên thủy » nên Bắc tông đã cho xuất hiện ra thuyết « hình nhi thuợng học » (la métaphysique) và sinh ra nhiều tông phái (07). Ta chỉ nhắc đến 03 Tông quan trọng nhất :
1.- Không Luận phát xuất từ Bát Nhã Kinh (Prajna Paramita sutra) (*) – 600 quyển không có tên tác gỉa - đi vào rất sau thuyết « hình nhi thuợng học ». Thuyết này đuợc đặt trên 03 từ ngữ đặc biệt : Sunyata (Không = vide de forme, non pas néant – Vacuité -) ; Purusha (Sinh lực = énergie ; Chân ngã = Énergie psychique) ; Prakariti (linh khí = substance ou Karma = Nghiệp). Dựa vào không (Sunyata), chân ngã (Purusha) vì nghiệp (Prakariti) (*) mà tạo ra Sinh – Lão - Bệnh - Tử (thành, trụ, hoại, không = Sunyala )….tái Sinh. Vạn pháp (le monde physique et phénoménal) cũng theo thuyết này mà : thành, trụ, hoại, không. Mọi sự, mọi việc đều đi đến không = Sunyala như Phật nói : tất cả sinh rồi cũng đi đến tử - « Il n’est rien de créé qui ne soit déjà en voie de disparition ».


(*) Và Duyên khởi = Pratitya samutpada.

Le Bouddha disait : « Là où il y a la forme, il y a le vide, et là où il y a le vide, il y a la forme ». Nơi nào có sắc thì có không, nơi nào có không thì có sắc.

(*) Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc (1), sắc là không, không là sắc……… không có khổ, Tập, Diệt, Đạo….., không ta, không nguời ….. » nghĩa là tất cả « có » của trần tục đều là « không » đối với Niết Bàn.

Cần phải hiểu rõ hơn : Cái không (Vacuité) của Niết Bàn mà Tông Không Luận muốn đạt không phải không hẳn (Néant) mà là cái không của tất cả gía trị tuơng đối nghĩa là không còn cái có và không của trần tục. (*)

(*) Les valeurs relatives du Domaine du Conditionné seront des non valeurs du Domaine de l’Inconditionné (Valeurs Absolues = Chân Như ở Niết Bàn). Cũng như các gía trị tuơng đối của sò ốc duới biển đâu là gía trị của Đaị bàng trên núi.

2.- Trung Luận lập ra do Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) (a) qua Bát Nhã Kinh nhờ đó mà Phật giáo Cấp tiến đã trở thành rất thịnh. Theo thuyết này cái có (hữu ; thực – pháp chấp) của nguời phàm tục thật ra là cái không thực nhưng không phải cái không không (Néant ou Inexistence – không tuyệt đối) vậy cái không ở Niết Bàn (b) là không có giá trị tuơng đối của trần tục.
(a) Nagardjuna - Bồ Tát Long Thọ - đắc đạo rất đuợc tôn thờ ở Ấn Độ, Trung Hoa, Tây Tạng v. v. hiện nay các tác phẩm của Ông đuợc dịch ra và rất đuợc nguỡng mộ ở thế giới. Long Thọ đã phát biểu nhiều tư tuởng rất giống như lời Phật trong Kinh Kim Cuơng.
(b) Niết Bàn (Domaine de l’Inconditionné ou Extinction de toutes les valeurs relatives) là gía tri tuyệt đối (valeurs absolues). Trần Tục (Domaine du Conditionné = réalité conventionnelle) nghĩa là chưa vào Niết Bàn chỉ có gía trị tuơng đối (valeurs relatives), dù là tuơng đối vẫn có gía trị với chúng sinh trần tục nhưng với quý vị chân tu muốn đi tới Niết Bàn thì sự phủ nhân gía trị tuơng đối là cần thiết (*) : chúng ta đừng lẫn lộn trình độ Hiểu, Học, Hành Phật Đạo về Sắc – Không giữa nguời trần tục và các vi chân tu đắc đạo của 02 Tông : Phật Giáo Nguyên Thủy và Cấp Tiến.

(*) La négation des valeurs relatives du Domaine du Conditionné leur sera une nécessité absolue.

Khi đắc đạo ra khỏi tuơng đối thi sẽ thấy tuyệt đối (réalité absolue) rõ như nhìn mặt trời. Bên Pháp họ rất đề cao các suy luận trừu tuợng (l’abstraction loin de la Réalité) ra khỏi thực tế không như bên Đạo Phật. Họ tự đề cao cái chết cao siêu (la mort trancendantale), tả cảnh ở trên Thiên Đàng (la béatitude, la plénitude …au paradis), tả các tin mừng (le bonheur et l’espérance….) do thần thánh đang đưa lại….chỉ cần chúng sinh có đức tin (avoir uniquement la foi par la prière) mà không phải tự làm (sans action de soi-même).
3.- Thiền Tông (ZEN) « bất lập văn tự » gốc chính là do Phật Giáo Nguyên Thủy và thêm vào là phuơng pháp Yoga. Cơ bản của tông này dặt trên Tam KHÔNG :
a.- Vô Niệm (libéralisation totale de l’esprit) : Trí tuê thoát ra khỏi vòng kìm chế và hoàn toàn độc lập và tư do nên Chính Niệm trong Bát Chính Đạo là phuơng tiện đuợc dùng để đạt mục tiêu tối thuợng Giác Ngộ trong đó là Vô Niệm : Trí Tuệ phải ngự trị hoàn toàn Cơ thể và Tâm (lục gíác)
b.- Vô Tuớng (Non Forme ou Vide) : Buông thả sự việc (détachement total), không chạy theo danh vọng, nghèo giầu, chúc tuớc v. v. tất cả đều là vọng tuởng
c.- Vô Trụ - không bi chi phối bởi lục gíác - (Sans références aux sens) : Như Tâm Phật đã truyền bá con đuờng giả thóat cho tất cả mọi nguời không hề có phân biệt, không vuớng mắc một điều kiện nào cả : thiện ác, phải trái, sang hèn….Phật đã đem lòng từ bi như mặt trời sói sáng mọi nguời mọi nơi vô điều kiện dù khen hay chê.
Dù theo Tông Phái nào, Con đuờng đi đến giác ngộ rất khó - đạt đến tột đỉnh của mỗi ngành học cũng rất khó vì không thể nhảy từ tiểu học lên ngay đại học rồi trở thành bác học ngay đuợc – Chúng Ta cần hiểu rõ điều này, rồi từ từ học để có thể hành đúng đuợc, cần phải tránh mọi lẫn lộn (vọng ngã) giữa các cấp bậc tu hành (chân tu) trong Phật đạo.

B. – Vô Ngã.

I.- Căn bản ở chữ Vô nên chúng ta có thể dùng lại giả thích ở đoạn « Vô thuờng ». Theo Phật đạo mỗi chúng ta đuợc gọi là « ngã » - thể xác và trí tuệ (corporéité et esprit) - gồm có 02 phần :
1.- Vô Ngã (le moi impermanent) : Đây chính là Vô thuờng Ngã cái mà chúng ta trần tục nhận thấy. Nó thay đổi liên tục không ngừng « Vô thuờng » nên không bao giờ có thể định nghĩa (xác định) đuợc cho mỗi cá nhân. Đó là Vọng Ngã, là ảo tuởng….là do vô minh mà ra không phải sự thật (chân như), và đưa chúng ta vào con đuờng tôn thờ (le culte du « moi ») cái Ngã (Tâm sai biệt) đi đến việc làm sai quấy. Đây cũng là quan niệm của các vị Védandiste Ấn Độ và C. Jung (học trò nổi danh của Freud) : cái Ngã (le moi) chỉ là hình ảnh giả tạo (usurpateur) của bản chất Ta (le Soi), Chân Ngã.
Trên bình diện khoa học hiện đại, cái thể (thân xác) của Ta (Ngã) rồi sẽ tan biến sau cái chết nhưng các nguyên tử, phân tử, hợp chất……sẽ vẫn còn, sự thật các chất nầy đã có truớc cái Ngã Ta, như vậy Ta chỉ tạm muợn chúng để hợp thành cái thể xác. Mặc dù không ai chối cãi đuợc Đạo Luật « Vô thuờng » nhưng theo Tây Phuơng cái mộng « truờng sinh » (rêve de l’éternité) của mỗi cá nhân vẫn còn tồn tại đưa đến Tâm sai biệt.
Giai đoạn học : Theo Nam Tông vô thuờng Ngã, tuy thay đổi thuờng trực, phải xem là có (tuơng đối ở trần tục) vì cái có Thể thì Ta mới có hành động tạo nghiệp (Samskara) đi đến tu là chuyển nghiệp. Bắc Tông cho rằng cái Thể Ta (Ngã) thay đổi liên tục nên không có bản chất thật cũng không có danh thật nên phải cói nó như không có gía trị (Vô Ngã) đừng dùng nó làm tiêu chuẩn, làm căn bản để tu luyện.
Cái hiểu của 02 Tông đều phát xuất từ : Kinh-tạng, Luật - tạng và Luận - tạng đuợc gọi là Tam - tạng (Tripitaka). Khi học thì Nam Tông chấp nhân cái « Hữu » (có) tuơng đối (Thể vô thuờng ở trần tục hay Luân hồi) sẽ là cái « Vô » (không) (Thể tuyệt đối) ở Niết Bàn. Như vậy xem ra có 02 thể : Hữu (Luân hồi) và Vô (Niết bàn). Trong kiếp luân hồi Bắc Tông xem cái Thể vô thuờng không thưc, không có gía tri là không (Luân hồi) và cũng là không khi vào Niết Bàn. Cũng vì lý do này mà sinh ra tranh chấp giữa 02 bên và đi đến sự khác biệt trong việc hành Phật Đạo.
Theo Đức Phật : Cái Hữu và Vô trong kiếp Luân hồi đều là Không trong Niết Bàn (Giác Ngộ) – La Forme et le Vide, Valeurs relatives du Domaine du Conditionné (Luân hồi), sont des vides de Valeurs absolues du Domaine de l’Inconditionné (Niết Bàn).
2.- Chân Ngã (Énergie Psychique) : Đây là sinh lực trong mỗi chúng Ta bất diệt (indestructible) chứa đựng tính cách cơ bản của con nguời kể cả Tâm Phật vì vậy chỉ có kiếp nguời (như Đức phật) mới có thể đi đến Giác Ngộ cho đến thánh thần, tất cả muôn thú cũng không làm đuợc. Chính cái chân ngã dã mang theo chữ nghiệp hiện kiếp và truyền kiếp trong cuộc sống hàng ngày và trong kiếp luân hồi : Nghiệp – Nhân – Duyên - Quả…..không ai thoát đuợc luật thiên nhiên này. Khi máu đã ngưng chảy trong huyết quản (chết) các sinh lực (énergies vitales) trong nguời sẽ thoát đi, tư tuởng, tâm tư ….. cơ thể sẽ rã ra …..lúc đó chỉ còn Chân Ngã (với Nghiệp), thay đổi thuờng xuyên nhưng bất diệt là còn tồn tại trong kiếp luân hồi để rồi sẽ đào thai (revivre) lại một kiếp khác. Cái Chân Ngã Ta lúc 10, 20, 50 tuổi …lúc chết và sau cái chết đều đã có sự thay đổi vì vậy mà cũng không giống cái « ngã của TA » hoặc cái Ngã của bất cư ai (*).

(*) Ainsi le « moi » ne renaît pas le même …. et ce n’est pas non plus autre. Revivre par la transmigration (tái sinh của Phật Đạo) à ne pas confondre avec la réincarnation, terme spécifique du catholicisme qui signifie que la même âme ou la même indentité ou la même personnalité, au moment de la résurrection (sống lại lúc tận thế), pourrait revivre dans la chair (carnation).

Theo Phật Đạo chuyển nghiệp là tách khỏi cái Vô Ngã – đem cái Ngã xuống thấp tránh Tâm Sai Biệt do lối nhìn (nhãn kiến) Nhị Nguyên (la dualité) mà ra : ta và nguời ; tâm và vật ; hữu và vô, sinh và tử …..- để có thể tiến đến Chân Ngã là tiến sâu vào gía trị cơ bản của con nguời – Tư Bi, Bác ái, Hỉ xã…… - để đạt đuợc Tâm Phật và thoát khỏi vòng luân hồi. Đó là Tâm Nhất Như – Tâm Bình Đẳng.
Giai đoạn hiểu : Hai Tông Nam Bắc cùng một giải thích về Chân Ngã để tiến đến Niết Bàn tuy thế mỗi tông phái vẫn có nhiều nguời viết sách giải thích khác đi và còn đi quá xa là, tuy họ chưa đến Tâm Phật, vẫn tự hào biết hết (giải thích - định nghĩa) chi tiết nào Niết Bàn, nào Tâm Phật, nào trạng thái Giác Ngộ…… và cho rằng Trời Phật đã huớng dẫn và đọc cho họ viết.
II. – Hiểu. Chúng ta đã thấy cách hiểu - học – hành của 02 Tông về Vô Thuờng, thì chữ Vô (không) này lại đuợc áp dụng vào Vô Ngã.
Về đuờng tu đạo ba chữ hiểu - học – hành tùy thuộc hoàn toàn vào trình độ của mỗi chúng ta. Đối với những ai đã đạt đuợc Tâm Phật (giác Ngộ) thì mọi thể, tuớng, vạn pháp v. v. của trần tục đều là không (toàn diện) của Niết Bàn (Vacuité) kể cả Tam Bảo (trần tục) : Phật – Tăng – Pháp (Bouddha – Sangha – Dharma) vì đây chưa phải gía trị tuyệt đối.
Trong thực tế chúng ta đâu đã thoát tục, đâu đã gíác ngộ… chúng ta phải xem tam bảo là trọng, là gía trị là con đuờng phải theo, cũng nhờ các gía tri tuơng đối này làm phuơng tiện để theo Phật đạo mới hy vọng kiếp này, kiếp khác từ từ tiến đến gía trị tuyệt đối của Tâm Phật.
III.- Không toàn diện (La Vacuité) – Chân Không.
Thông thuờng đối với chúng sinh (trần tục) « Tu là Chuyển Nghiệp » đưa đến thành quả : Nghiệp nặng trở nên nhẹ, nghiệp xấu trở nên tốt v. v….. Đó là Thay đổi Nghiệp (Samskara : Ý Nghiệp - Khẩu Nghiệp – Thân Nghiệp) vẫn còn đó, chúng sinh vẫn trong kiếp luân hồi (Samsara).
A.- Bồ Tát Long Thọ (Nagarjuna) đã giải thích chữ “KHÔNG” toàn diện cho các bậc chân tu : “Puisque Tu (le Bouddha) enseignes le nectar de la Vacuité
Pour nous aider à abandonner tout concept,
Tu as fortement condamné
Le fait de s’attacher à cette Vacuité ».
Tạm dịch :
Do Đức Phật đã dậy cái tuyệt diệu về « không » (toàn diện),
Với mục đích để kẽ tu hành không còn mọi ý niêm (1),
Vì thế Phật đã bảo các nguời này,
Không đuợc gắn bó với « không » (toàn diện) (2).

(1) Đây chỉ là gía trị tuơng đối (réalité conventionnelle issue de l’imperfection de la capacité de perception des sens) của trần tục phải từ bỏ (affranchissement)
(2) Đây là sự lệ thuộc của trí tuệ vào chữ « Không », đúng ra trí tuệ phải tự do, không (giải thoát) còn lệ thuộc vào gì cả, kể cả chữ « Không ».
Le fait de s’attacher à cette Vacuité signifie que l’esprit est toujours dominé par la Vacuité.
Mục đích đi đến thành quả : Diệt Nghiệp (*)  Dứt toàn diện Nghiệp để trở thành Tâm Phật (**).

(*) Faire disparaître intégralement le Samskara (tiêu diệt gía trị tuơng đối trong tuệ giác).
(**) Ý nghiệp đã tuyệt, tuệ giác đã thành : trí tuệ đã hoàn toàn tự do đối với lục giác, bụi trần tục và Tâm đã đạt đến Tâm Phât : Mọi Nghiệp (Samskara) đã hết, kẻ đắc đạo sẽ thoát khỏi kiếp luân hồi (Samsara) - đó là Pháp luân.


B.- Chữ « KHÔNG » toàn diện (Chân không) của Bồ Tát Long Thọ dành cho các bậc cao tăng đức độ muốn tiến đến Niết Bàn qua luận lý của tứ đạo (tétralemme) – thông thuờng là dilemme (đi ; ở) (A). Ví dụ :
1)- Vật ; 2)- Không Vật ; 3)- (Vật vừa Không Vật) ; 4)- Vật và (Không Vật).
Bồ Tát Long Thọ đã lý luận rằng (Không = Vô ):
1.- Không Vật = Ni Être (thay bằng Sinh = être) --> Không Sinh (Vật).
Còn trong kiếp luân hồi (thập nhị nhân duyên : duyên khởi là Vô Minh) là còn sinh : Phải chấp nhận Không Sinh là phải diệt Vô Minh.
2.- Không (không Vật) = Ni non-Être (thay bằng Tử = non-être) --> Không Tử (không Vật).
Nếu Không Sinh thì đuơng nhiên sẽ Không Tử nghĩa là thấu triệt (Hiểu) đuợc thập nhị nhân duyên (les 12 conditions interdépendantes) đó là Đạo Đế (*)
3.- Không (Vật vừa Không Vật) = Ni (Être avec non-Être) --> Không (Sinh vừa Tử).
Nhờ hành đúng Diệt Đế (Bát Chính Đạo - Octuple Sentier) mà dứt thập nhị nhân duyên nghĩa là dứt đuợc nghiệp (Samskara) và đạt tới đuợc Không (Sinh - Tử) là giải thoát đuợc kiếp luân hồi (Samsara), theo Pháp-luân của Phật-pháp.
4.- Không Vật và Không (không Vật) = Ni Être et Ni (non-Être) --> Không Sinh và Không Tử, tức là đến đuợc Niết Bàn, nơi mà Đức Phật đã giải thích : « Cửa Bất Sinh, Bất Diệt đã mở », đuợc hiểu là Giác Ngộ (l’Éveil ou la Connaissance), là Không (toàn diện) (la Vacuité ou l’Extinction) .

(*) Tứ thánh Đế ( Les Quatre Nobles Vérités) :
a) Khổ Đế : Vérité de l’Existence de la Souffrance –
b) Tập Đế : Vérité des Causes de la Souffrance –
c) Diệt Đế : Vérité de la Délivrance de la souffrance –
d) Đạo Đế : Vérité de la Voie de la Délivrance de la souffrance.


Đây cũng là nguồn gốc từ Bắc Tông Trung Luận (Long Thọ) đặt ra chữ không của tứ đạo (tétralemme) đã đưa đến tranh luận sôi nổi giữa giới trí thức cao cấp trên thế giới vì có sự hiểu khác biệt về Đạo Phật trên bình diện cao siêu như những lời dạy của đức Phật trong Kinh Kim Cuơng dành cho các cao tăng. Cũng vì chưa đủ trình độ, một số nguời Tây Âu thuờng cho rằng giáo lý Phật đạo có nhiều mâu thuẫn (paradoxes) và không hợp lý (illogique).
(A) Theo nguyên lý Aristote – 350 năm truớc Thiên Chúa - (dilemme = nhị đạo hay luỡng nghi – (âm) ; (duơng) – (đi) ; (ở) - (X) ; (-X) - ... vv.) với 02 lý đối nghịch một cái đúng thì cái kia phải sai. Không khi nào cả hai đều đúng hoặc đều sai cả. Ví dụ : X = đi ; (-X) = ở (Không đi = Non X)
1) Nếu đi (X) thì không ở [Non (-X)] : nếu chấp nhận đi (X) thì phải không chấp nhận ở (-X)
2) Nếu không đi (Non X) thì ở (-X) : nếu không chấp nhận đi (Non X) thì phải chấp nhận ở (-X)
Và theo nguyên lý này không thể chấp nhận vừa đi vừa ở [(X) et (-X) = vrais = đúng] hoặc không đi không ở [(Non X) et Non (-X) = vrais = đúng] dây đuợc gọi là la loi de non-contradiction ou le principe du tiers exclu : không chấp nhận tam đạo.
Ai không chấp nhận nguyên lý nấy, thì Aristote xem họ chỉ có khả năng suy luận như cây cỏ và không có chi để bàn. Suy luận Á Châu của Lão tử thì trong âm đã có duơng và nguợc lại : hỷ xả (tolérance) cùng cực – tha tất cả kẻ cuớp giết nguời dã thành cố chấp (intolérance) – thì đã chấp nhận cái chết của kẻ vô tội khác. Theo Ông muốn có cuộc sông an nhàn và hạnh phúc thi Ta nên theo luật quân bình của Tạo hóa và đừng thái quá (l’excès en tout est un défaut).
Ngược lại luận lý trên, theo Phật đạo Ông Nagarjuna (100 năm sau Thiên Chúa) đã chấp nhận (hoặc phủ nhận) 04 truờng hợp lý luận (tứ đạo = tétralemme) như sau đều đúng (hoặc sai) :
(X) (-X)
1) M  Sinh  Không Sinh
2) – M  Tử  Không Tử
3) (M với –M)  (Sinh - Tử)  Không (Sinh với Tử)
4) M và –M  Sinh và Tử  Không Sinh và Không Tử.
Nếu gọi sinh (M) = đúng = vrai ; tử = (-M) = không đúng = non vrai
(X) : Đây là cái đúng cho chúng sinh trong kiếp luân hồi nhưng lại sai (không đúng) đối với các vị chân tu muốn đến giác ngộ (Éveil).
Tóm lại là : « Tất cả chúng sinh là phải sinh (đúng), phải tử (không đúng), phải trong vòng sinh-tử (đúng - không đúng) = luân hồi, và phải sinh rồi tử (đúng và không đúng) » - Tout est vrai, non vrai, (vrai et non vrai), vrai et non vrai -.
(-X) : Đây là cái đúng cho các vị chân tu muốn đến giác ngộ (la Connaissance ou Éveil) nhưng lại sai (không đúng) đối với chúng sinh trong kiếp luân hồi.
Tóm lại cái lý luận của Ông đuợc xem là : « Tất cả là không đúng (sinh), không không đúng (tử = không đúng)], không [đúng với không đúng], không đúng (sinh) và không không đúng (tử) » - Tout (X) est non vrai, ni non vrai, ni (vrai et non vrai), ni vrai et ni non vrai -.
1) (X) = Non vrai = Non affirmation
2) (X) = Ni non vrai = Non négation ou négation de la négation
3) (X) = Ni (vrai et non vrai) = Négation d’un ensemble de deux arguments regroupés
4) (X) = Ni vrai et ni non vrai = Réfutation des deux arguments pris séparément
Xin xem giải thích qua Phật đạo của Ông Nagarjuna ở phần trên.
Ông đã tóm luợc tư tuởng Phật qua giải thích : « Tuyệt diệu của Phật đạo là Vô Ngã, Vô Chư Pháp, Vô Diệt (Bất Diệt), Vô Thuờng » tạm dịch : « Ni Identité, Ni Diversité, Ni Anéantissement, Ni Permanence c’est ansi le nectar de l’enseignement du Bouddha » (tétralemme) :
1) Vô Ngã (Ni Identité) = Vô thuờng ngã như đám mây không bao giờ giống nhau cả nên không thể nhận định đuợc (identité). Không có gì là hoàn toàn của Ta cả : khởi sự là tinh trùng Cha + trứng Mẹ rồi đến nguyên tử, phân tử, đạm tố vv. …. đều là đồ muợn cả : do đó thân thể Ta chỉ là 01 tổng hợp tạm thời gồm toàn thành phần muợn vô thuờng (le « moi » n’est qu’un assemblage éphémère d’éléments impermanents ) ….không có gì vĩnh cữu là của Ta (absence totale d’une essence du « moi » en soi et pour soi). Khi chết thân Ta « mượn » sẽ lại trả lại hết cho thiên nhiên và các cái của muợn đã có truớc Ta sẽ còn tồn tại sau cái chết của Ta.
2) Vô Chư Pháp (Ni Diversité) = Nếu mỗi thành phần (éléments d’un Ensemble) là Vô Ngã thì tổng hợp (Ensemble = Chư Pháp) cũng chỉ là Vô thuờng pháp chấp (cố chấp = réalité conventionnelle) không là chân thật (valeur absolue) của Niết Bàn và chỉ là gía trị tuơng đối trong tuệ giác.
3) Vô Diệt (Ni Anéantissement) - Chân Ngã (Énegie Psychique est indestructible comme toutes les énergies = bất diệt) của Ta tùy theo truờng hợp sẽ trở về kiếp (une Identité muable) Luân Hồi (Samsara) hay vào Niết Bàn (Nirvana) nhưng vẫn tồn tại mãi mãi (Selon le Bouddhisme c’est le principe personnel éternel (*) de l’Identité muable) – Identité muable mais indestructible dans le cycle de révolution « Samsara ».
(*) Essence indestructible boddhisattva
4) Vô Thuờng (Ni permanence ou Impermanence) đây là quy luật thiên nhiên do Đức Phật đã tìm thấy ; tất cả mọi vật đến cả vũ trụ đều thay đổi : sinh - sống – lão - tử (thành, trụ, hoại, không) – formation (naissance) ; croissance ; vieillissement : dissolution (disparition). Qua sự sống và nhờ Vô Thuờng Ngã mà Ta mới có thể « Tu là chuyển nghiệp » để có thể tiến đến Tâm Phật - Grâce à sa précieuse vie et aux transformations perpétuelles tout individu serait capable de se rendre meilleur et de pouvoir atteindre, dans le devenir, le Nirvana.

Kết luận.
Khoa học ngày nay đã chứng minh rõ ràng cái Luật thiên nhiên « Vô Thuờng » là lúc nào cũng đúng với thời gian và không gian, do đó suy ra thuyết « Vô thuờng ngã » phải đúng. Nhưng đối Nam Tông và Bắc Tông hiểu thì giống nhau nhưng học và hành lại khác nhau mặc dù luôn luôn muốn tôn trọng đúng « tông chỉ » Phật Đạo.
Phật tử chúng ta cần ý thức đuợc chữ Hiểu trong Phật Đạo để tránh tạo cơ hội cho cái mầm chia rẽ phát ra như đã thấy rất tai hại ở các tôn giáo khác. Theo Đạo Lão « trong cái Thiện (hay ; le Bien) đã có mầm (germe) Ác (dỡ ; le Mal), trong cái Ác đã có mầm Thiện ». Vì vậy nếu chúng quá gắn bó với Tông này, Phái nọ thì thành ra tránh né, tách rời Tông khác, Phái khác……từ đó cái mầm chia rẽ sẽ nẩy nở đưa chúng ta đi đến chỉ trích , chống đối nguợc lại « tôn chỉ » của Phật Đạo phải xem như ánh sáng mặt trời soi sáng vạn vật (le monde des êtres), vạn pháp (la Nature entière ou le monde physique et phénoménal) không phận biệt nghèo giầu, sang hèn, nam nữ, trẻ gìa (chư pháp)……cho đến mọi loại vật vì sự sống mới có thể chuyển nghiệp qua kiếp luân hồi, rồi từ từ đi đến giác ngộ. Chữ Từ Bi, Bác Ái …..của Đức Phật bao la, bao trùm tất cả cho đến nguời thuơng và kẻ ghét.
Đức Phật đã nói : « Theo Ta mà không chịu Hiểu Ta, chỉ là một sỹ nhục đối với Ta ».
Đây muốn nhắc chúng sinh cần Hiểu dúng Đao Phật, Học đúng Tông Chỉ Phật và Hành đúng Phật Đạo. Mục đích tôn thờ Phật, cầu kinh….hành huơng …..cũng là nhắc nhở chúng ta đừng quên con đuờng Phật ( Phật Pháp) đã đi đến Niết Bàn và đã truyền (*) lại cho chúng ta để rồi từ từ kiếp nào đó chúng ta sẽ theo đúng con đuờng (Đạo) này đi tới đuợc giác ngộ giải thoát khỏi vòng luân hội.

(*) Đó là nghĩa của chữ « Phật Độ ». Qua luật “Nhân duyên Quả” (loi du Karma), theo Đức Phật không có Thánh - Thần - Trời - Phật ….nào dính vào “sinh - sống - bệnh - tử” (1) của nguời (chư pháp) hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm của đời mình. Đó là phần cao thâm của Đạo Phật, phải lấy cái tự lực, tự cuờng - không mê tín, dị đoan - mà tự mình giải thoát lấy mình. Phật nói « Thuợng thiên hạ điạ duy Ngã (của chính mình) độc tôn ».

(1) Le Bouddha a dit : “l’homme naît seul, vit seul et meurt seul”.
Và Lão Tử đã nói : «Thiên Địa bất nhân ». Nghĩa là luật Tạo Hóa của Trời Đất không có thiên vị ai cả, không ghét ai cả và cũng không ai sữa đổi đuợc. Nguời khôn hay ngu, giầu hay nghèo, đẹp hay xấu ……. khi đi qua sa mạc sẽ đều chết khô nếu không tôn trọng luật Tạo Hóa.
Qua bài nói chuyện này, xin Quý Vị thứ lỗi cho tôi không đủ khả năng giải thích và định nghĩa : Niết Bàn - Tâm Phật – tâm đã Giác Ngộ…… mà chỉ có khả năng chia sẻ cái hiểu Phật đao để đi đến các mục đích này. Ví sao ? Tôi đây chỉ là một trí thức phật tử vẫn còn trần tuc, đâu đã giác ngộ…… mà giám giải thích những điều chính Đức Phật cũng không muốn nói ra (1), vì những điều này (Niết Bàn) Phật có nói ra chúng sinh trần tục cũng không hiểu nổi. Ngay chúng ta đây cũng chưa có khả năng thật sự hiểu đuợc loài nguời… và thật sự đâu đã thấu triệt đuợc bản thân của mỗi cá nhân chúng ta...
Có khác chi cùng là trân tục với nhau, nều bây giờ tôi nói đến équation d’onde de Schrodinger dans la physique quantique thì những ai chưa tới giai đoạn này cũng sẽ không hiểu không phải vì thiếu trí tuệ, trí khôn mà vì không ai có thể am tuờng tất cả hiểu biết của nhân loại ngoài trừ Phật (2).
(2) Ở cõi trần tục sự hiểu biết của con nguời là có giới hạn : Le principe de la limite du savoir dans le Domaine du Conditionné est reconnu par la Science actuelle.
(1) Trong Kinh Kim Cuơng Đức Phật đã nói : « Cái gọi là Phật Pháp (trần tục), tức không phải Phật Pháp (Niết bàn), nên gọi là Phật Pháp (khi còn ở trần tục)».
Ông Nagarjuna (Bồ Tát Long Thọ) đã viết cho những nguời quá tự kiêu, tự mãn … chưa đến đuợc Diệt Nghiệp : « Nếu quý vị nhìn thấy Phật, phải giết ngay Phật đi » (*)

(*) Si tu vois le Bouddha, tue-le. Vì đây không phải là Phật (là vọng kiến của con cá sống trong ao tù đâu có thể hiểu đuợc đại bàng sống trên núi Hy Mã Lạp Sơn).

Paris tháng 09 năm 2009
Trịnh Khải