THIỀN TÔNG


Thiền là pháp tu của một trong ba tông về Phật giáo: THIỀN TÔNG, MẬT TÔNG và TỊNH ĐỘ TÔNG.
'Nhân chi sơ tính bổn thiện'. Muốn giữ gìn và kiện toàn tánh thiện nầy trong đời chung đụng là điều không phải dễ. Đó là lý do có nhiều người tìm đến TỊNH ĐỘ TÔNG.
Pháp tu TỊNH ĐỘ TÔNG thường được biết từ chay tịnh, tu tâm sửa tánh qua các phật sự như tụng niệm, cúng bái và làm phước thiện. Một pháp tu đơn giãn nhất rất tiện cho mọi người.
'Tư tưởng phát sinh hành động'. Muốn tránh những hành động bất thiện cần tránh trước những tư tưởng xấu. Muốn tránh những tư tưởng nầy cần thay thế bằng những tư tưởng khác như thay thế chất lỏng của một ly đựng. Đó là trọng tâm của pháp tu MẬT TÔNG.
Pháp tu MẬT TÔNG nhằm phát huy năng lực huyền bí vốn tiềm tàng trong các câu chú nguyên thủy của Phật giáo mà xứ Tây Tạng tôn quý cất giữ. Năng lực của một chú có thể nhận thấy được cụ thể trong đời sống xuyên qua ngũ uẩn SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC khi người thường niệm đã đến chỗ vô biệt niệm, nghĩa là đã đạt chú, đạt đạo. Trong đời thường khó tu theo Mật Tông vì tâm trí người luôn có nhiều tạp niệm. Tuy nhiên, Nếu muốn tránh khẩu nghiệp do bị hiểu lầm hay vô ý lỡ lời, hoặc không chọn được lời trước khi nói để thuận tai tất cả mọi người, dù đã uốn luỡi hơn cả 7 lần thì chú tịnh khẩu nghiệp chân ngôn 'Tu rị, tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, ta-bà-ha' sẽ giải cứu cho người. Muốn ra khỏi mê hồn trận của nhị nguyên đối đãi dẫn đến mâu thuẫn thì niệm chú tâm kinh bát nhã ' Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.'
Tịnh Độ Tông và Mật Tông còn trong vòng hữu tình xuyên qua sắc tướng vì hai pháp tu nầy còn phải dựa vào chúng. Phương tiện dẫn đến cứu cánh và cứu cánh của Phật giáo không chỉ ngừng lại ở Hữu Dư Y Niết Bàn như ngoại đạo thường gọi là địa đàng hay thiên đàng, mà còn ra khỏi niết bàn sắc tướng nầy để đến VÔ DƯ Y NIẾT BÀN, nơi có mặt của GIẢI THOÁT. Thiền Tông xuất hiện nhằm vào cả HỮU và VÔ của NIẾT BÀN mà Thiền Tổ chính là Phật Thích Ca.
Nói đến THIỀN hành giả nghĩ ngay đến ĐỊNH, gọi chung là THIỀN ĐỊNH. Do vậy, nơi nào có THIỀN nơi đó có ĐỊNH và ngược lại. Nói đến ĐỊNH, là nói đến sự hiện diện của đề tài đang được não bộ làm việc nhiều nhất, nếu gặp phải đề tài quá phức tạp thì việc tập trung tư tưởng nầy gần như tuyệt đối, bất cứ chuyện gì mà vắng mặt của ĐỊNH trong một sát na thì cũng sẽ hỏng ngay, như câu nghe quen 'sai một ly đi một giặm'. Cũng vì sự tai hại của thiếu ĐỊNH nên các sư phụ thường lưu ý nhiều đến những đệ tử dù hiền ngoan nhưng hay xao lãng, lo ra trong lúc học.
Trong THIỀN TÔNG gọi đề tài là công án mà KHÔNG là công án thường được truyền trao bởi các thiền sư xưa. Phải chăng, do bởi 'thọ thị khổ' nên các thiền sư xưa chọn KHÔNG làm công án!
Ngoài ĐỊNH ra, Thiền còn có TƯ DUY. Chính có thêm TƯ DUY nên Thiền càng thêm lớn mạnh như cọp mọc sừng vậy. Trước khi xuất gia thái tử Tất Đạt Đa mang theo công án giải khổ vào rừng sâu và TƯ DUY 49 ngày đêm về đề tài GIÃI THOÁT.
Nếu TƯ DUY dẫn đến sáng tạo thì ĐỊNH là để tạo lực cho sự sáng tạo nầy. Khi lực tiến đến không thì vật thể tiến đến bất động và nằm yên trên 'mặt chân đế' lớn nhất (trạng thái chết hay ù lì), khi lực càng tăng gia tốc thì vật thể càng đứng vững trên 'mặt chân đế' nhỏ nhất (trạng thái sống động, tích cực). Hiện tượng nầy dễ nhận biết qua một cái bông vụ khi nằm yên và khi đang quay và cũng dễ nhận biết từ kết quả việc làm mà trước đó người làm cũng đã thiền (méditation).
Nói gọn và đủ nghĩa về Thiền Tông là TƯ DUY THIỀN ĐỊNH, hoặc MINH SÁT TUỆ. Qua đó, pháp tu của Thiền Tông còn được biết rõ hơn trong đời thường. Nhất là ở thời đại vi tính luôn có nhiều 'thiền giả' làm việc trong các phòng thí nghiệm, trong các trường sở giáo dục và trong các hãng xưởng chế biến mà kết quả thiền định của họ là những sáng tạo không ngừng. Những sáng tạo ấy được ví như các thần thông của thời đại mà thiền xưa không có. Thí dụ: nghe được tiếng từ xa qua điện thoại bất cứ khi nào là thiên nhĩ thông, thấy được mọi chuyện trên toàn cầu từ internet là thiên nhãn thông, một biến thành nhiều theo phương pháp clonage hoặc cải nam thành nữ và ngược lại là biến hóa thần thông. Chỉ với ý thức nầy thì ai cũng có thể chứng thực pháp tu của thiền tông ngay trong hiện tại, ngay trong biệt nghiệp hiện có mà không phải nghe nói nhiều về thiền. Việc nhỏ có THIỀN thì lợi nhỏ, việc lớn có THIỀN thì lợi lớn, việc nhỏ thiếu THIỀN thì bất lợi ít, việc lớn thiếu THIỀN thì có thể là tai họa.

............

Nói thêm về Chiết tự Thiền

hiền + T = Thiền
Thiền - h = Tiền

HIỀN CÓ TÊ MỚI LÀ THIỀN
Người hiền ngồi thiền không lót gối, không ngại tê chưn như thiền tổ và các thiền sư xưa, mới là thiền. Được như thế thì dù ở biệt nghiệp nào, nghịch cảnh nào, chướng duyên nào cũng thể hiện được vô quái ngại cố và luôn thấy mình đang sống thiền, không chờ lên thiên đàng vì đang ở 'thiên đàng' => 'đang thiền'.

THIỀN KHÔNG HÁT MỚI LÀ TIỀN
Thiền tổ và các thiền sư thứ thiệt xưa không rao hát quãng cáo cho nhãn hiệu thiền của mình như ở thời mạc pháp nên được quý như tiền.

Trần Thế, T², pd. Huệ Trí
France, ngày 7 tháng 8-2013 dl.