Nguyên tắc dưỡng sinh của Đạo gia


Cảnh giới cao nhất của y đạo là “dưỡng sinh” và cảnh giới cao nhất của dưỡng sinh là “dưỡng tính”. Mặc dù vấn đề chăm sóc sức khỏe của nhân loại có nhiều cải tiến, môi trường sống cũng thay đổi nhiều, nhưng chân lý của những phương pháp dưỡng sinh này vẫn còn nguyên giá trị.

1. Giấc ngủ là yếu tố đầu tiên của sức khỏe
Cho dù có tẩm bổ thế nào, nhưng nếu không ngủ đủ giấc và đúng chu kỳ sinh lý tự nhiên thì cơ thể luôn mỏi mệt, lão hóa nhanh chóng. Tình trạng này kéo dài khiến khí huyết thương tổn kéo theo nhiều chứng bệnh khác. Nên là đi ngủ sớm, dậy sớm. Giấc ngủ sâu lúc 23h đêm đến 1h sáng là vô cùng quan trọng. Hãy nhớ cho ‘tâm’ ngủ trước rồi thân mới ngủ yên được.

2. Giận giữ nhiều làm tổn thương gan, đa dâm tổn thương thận, đa thực hại tì vị. Ưu tư hại tì, phẫn nộ hại gan, lo buồn lao lực hại thận.
Dưỡng sinh chú trọng hai chữ “trung dung”, mọi sự thái quá đều có thể gây thương tổn cho tinh-khi-thần cho bất kỳ ai. Do đó người xưa cũng nói: dương sinh không bằng dưỡng tính. Tiết chế được dục vọng và giữ được tâm thái luôn hòa ái thì không chỉ thân thể được nhờ mà xã hội cũng được bình yên.

3. Khí để lưu thông huyết, huyết để bổ khí
Với người thường khi xem nhiều thì tổn thương huyết, nằm nhiều thì tổn thương khí, ngồi nhiều thì tổn thương xác thịt, đứng nhiều thì tổn thương xương cốt, đi lại nhiều thì tổn thương cơ, quá đắm chìm trong thất tình lục dục làm tổn thương nguyên khí, tổn thương tim thận. Làm hỏa khí bốc lên, chân dương khí hao tổn.
Tinh khí và huyết trong cơ thể con người cũng là một cặp âm dương, huyết là phần âm của cơ thể, khí là phần dương của cơ thể. Huyết để vận chuyển khí, khí lại điều hành chỉ đạo huyết. Khí không đủ, dễ bị tịch tụ lại sinh ra bệnh, ví dụ như ung thư, huyết khố…; khí quá nhiều dễ mắc các bệnh về xuất huyết não. Vì vậy chỉ có khí huyết cân bằng, cơ thể con người mới được khỏe mạnh.

4. Người lao tâm khổ tứ quá sức, thì sẽ bị suy nhược tim gan nặng
Các bộ phận nội tạng trong cơ thể đều liên quan tới nhau, một bộ phận hoạt động tất cả các bộ phận khác cũng hoạt động, một bộ phận bị bệnh tất cả sẽ bị bệnh. Vậy tại sao con người cứ để những ưu phiền dồn nén trong tim, vẫn mãi ngông cuồng không buông bỏ được. Muốn trị được bệnh trước hết cần định lại tâm mình, khi tâm đã yên trở lại không loạn, thì tim sẽ trở nên minh bạch, khi đã minh bạch thì sẽ hiểu được tĩnh tọa chính là có tác dụng làm người ta mạnh khỏe.

5. Động sinh ra dương, tĩnh sinh ra âm
Đừng nên hàng ngày nghĩ xem nên ăn gì để bổ dương, nên ăn gì để bổ âm. Hãy nhớ rằng vận động có thể sinh dương, tĩnh tọa có thể sinh âm. Âm là mẹ của dương, dương lại có tác dụng bổ trợ cho âm.
Khi vận động cũng không nên chọn những hình thức phải bắt cơ thể cố gắng nhiều sức. Vận động mạnh mẽ manh lại cảm giác cơ thể nhanh nhẹn linh hoạt nhưng cũng đẩy nhanh quá trình lão hóa, vì vậy các vận động viên thường có cảm giác già nhanh hơn tuổi.

6. Không nên bổ khí một cách mù quáng
Con người ta khi khí huyết không đủ, không nên bổ khí một cách mù quáng, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mình. Nếu như bởi vì huyết không đủ, thì cần bổ sung huyết trước, bởi vì huyết sinh ra khí, nếu không có huyết thì giống như một đồ dùng bị sấy khô, sẽ hủy hoại hết cả cơ quan nội tạng; nếu như bởi vì ứ tắc không thông, thì có thể tăng cường khí huyết, bổ sung cả khí và huyết. Như vậy mới đạt được hiệu quả bổ khí.

7. Môi trường sống rất quan trọng trong trị bệnh bằng dưỡng sinh
Đây chính là lý do tại sao khi người bị bệnh mãn tính sống ở không khí trong lành nơi thâm sơn cùng cốc trong rừng sâu, lại có thể khỏi được bệnh. Đó là bởi vì các vi chất (anion) cực nhỏ trong không khí nơi rừng sâu sẽ thông qua sự nới lỏng thoải mái của người bệnh mà hấp thu vào cơ thể con người, từ đó bôi trơn và nuôi dưỡng lại lục phủ ngũ tạng trong cơ thể, làm cho con người tăng thêm sinh lực. Còn có một điểm rất quan trọng mà người thường chúng ta không biết được, đó chính là con người không chỉ thông qua miệng và mũi để thở, mà mỗi lỗ chân lông trên cơ thể con người đều có thể thở, và chính chúng đã hấp thu được các tinh hoa của trời đất.

8. Thuận theo tự nhiên là cảnh giới của dưỡng sinh
Một con người khi được sinh ra, vận mệnh của anh ta cơ bản đã được đoạt định từ trước. Anh ta nên làm cái gì, không nên làm cái gì, anh ta nên ăn cái gì không nên ăn cái gì, nếu như có thể làm theo như số mệnh đã định của anh ta, việc gì xảy đến cũng cố gắng dùng thiện tâm để Thiên giải thì sẽ cuối cùng sẽ bình an vô sự. Nếu tùy duyên, tùy thuận theo tự nhiên, làm được như vậy thì quả là người có ngộ tính tốt. Vì vậy, dưỡng sinh chắc chắn không chỉ là sự bắt chước một cách đơn giản, mà cần tự trong tâm mình ngộ ra được bản thân mình muốn gì, nên phải làm gì.

9. Cảm giác có liên quan tới bệnh tật
Cảm giác và bệnh tật có liên quan mật thiết với nhau, có một số loại bệnh chỉ là do cảm giác sinh ra. Rất nhiều bệnh là do bảy phần tinh thần, ba phần bệnh gây nên, cũng có thể gọi đó là “bệnh tưởng”. Tâm tư u sầu, lo lắng, sợ hãi cũng sinh trọng bệnh. Do đó phòng bệnh hay trị bệnh cũng đều cần nhớ đến hai chữ “tinh thần”. Những bệnh “tâm tưởng” này sẽ không khỏi khi dùng thuốc để điều trị, điều trị đi điều trị lại đều không khỏi, mà phải xem “nguyên nhân gây ra bệnh từ đâu hãy bắt đầu từ đó”.