Thiền Ngôn 7

Ư NGHĨ THIỀN
TrầnThế






"Lấy cái mình không muốn chống cái mình ưa thích là ý chí của con người"
Chân diện và niết bàn

Mắt trên mặt nên không thấy mặt.
Chỉ thấy người đối diện mà thôi.
Mặt đối diện nhiều vô số kể.
Không mặt nào giống với mặt nào.
Qua đối diện mới hay mình có mặt.
Có mặt trong đời, có mặt trong ta.
Mặt trong ta nằm ngoài sắc tướng.
Dù có soi cũng chỉ thấy mặt người.
Như vẫn thấy bao người trước mặt.
Khoảng cách trong ngoài
là khoảng cách giữa giả chân.
Khi phàm ngã không còn nhìn mặt giả.
Chân ngã hiện bày nói nhỏ bên tai:
Tướng của ta cũng là tướng giả.
Chớ hoài công tìm kiếm làm gì.
Hãy vui sống với những gì đang giả.
Ðể thấy ra thật tánh của niềm vui.
Thật tánh đó không đến từ đồ giả.
Mà đến từ ngộ được niết bàn
vốn hiện có ngay trong hiện tại.
Càng tìm xa càng lạc mất lối về.


Thực mộng

Tuổi đời tính bằng năm.
Tuổi đạo tính bằng kiếp.
Bao nhiêu năm còn biết được.
Bao nhiêu kiếp làm sao biết ?
Qua nháy mắt xong rồi một kiếp.
Tỉnh hay mê kiếp cũng qua rồi.
Kiếp tiếp nối thành vô lượng kiếp.
Quên hết rồi vì kiếp phù du.
Kiếp phù du là mơ là mộng.
Ðời sống động khác chi mộng mơ !
Mộng thành thơ mới hay mình tỉnh mộng.


Thoát thiền

Kẻ đi tìm thiền mong tìm cho được.
Kẻ đã đạt thiền lại muốn thoát thiền.
Đổi được cho nhau đôi bên đều ngộ.
Như Cổ Phật kia cả đời thuyết pháp.
Cuối đời lại bảo không nói tiếng nào.


Giác tâm

Tiếng ở chuông hay tiếng ở tai?
Tiếng ở chuông sao tai nghe được?
Tiếng ở tai sao phải cần chuông?
Tiếng ở đâu?


Trúc thiền

Thân cao hướng thẳng lên trời.
Tâm không rỗng bộng cho đời lặng yên.
Ngã nghiêng theo gió vi vu.
Ru người vào giấc thiên thu kiếp nào.


Quốc độ

Có trôi lăn từ vô lượng kiếp,
mới hiểu rằng Quốc Độ là gì.
Là tổ quốc đầu tiên và sau hết.
Là quê hương duy nhất của mọi người.
Là chỗ trú đạn bom không thể phá.
Là nơi người không thể bỏ mà đi.


Vô minh và giác ngộ

Phá vô minh rồi mới giác ngộ,
hay giác ngộ rồi mới phá được vô minh?
Phá vô minh cần có giác ngộ.
Giác ngộ chưa có sao phá được vô minh.
Giác ngộ rồi mới phá vô minh.
Ðã giác ngộ thì còn dâu vô minh để phá.


Hành đạo

Thân là chùa.
Tâm là chánh điện.
Người là sư.
Sống là hành đạo.


Bao dung

Người đi một nửa hồn ta nhẹ.
Một nửa hồn kia bỗng rảnh-rang.
Ta có rảnh mới hay mình rộng lượng.
Bao dung nhiều mà vẫn nhẹ như không.


Ếch thiền

Ếch ngồi đáy giếng thấy trời bằng vung.
Ếch tung khỏi giếng thấy trời bao la.
Ếch không ra khỏi bao la.
Ếch ngồi tại chỗ nhìn trời bao la.


Nhẫn

Xe không thắng đố ai dám chạy.
Thế mới hay ai cũng phải tu.
Kẻ muốn tu chuyển sân thành trí.
Kẻ bị tu như tự đốt tâm cang.


Tứ diệu đế

Khổ có mới có tu.
Tập tu vì thường khổ.
Diệt khổ khi sướng tận.
Đạo khai là tứ đế.


Giác niệm

Khổ nghiệp, lạc nghiệp đều là giả nghiệp.
Giác niệm giả nghiệp tự tại thoát nghiệp.


Tâm thiền

Tâm thiền như nhiên động.
Tâm thiền như nhiên tịnh.
Như sóng vỗ vào bờ.
Như vách đá trơ trơ.


Kiếp người

Ta qua cầu không cầu cũng tới.
Ta tới rồi cũng biết như ai.
Bờ bên nay đâu khác bên kia.
Không đánh trâu thì cũng đấu tranh...
Khi trâu đánh tránh đâu cho khỏi...
Giữa sân chơi bao kín người xem.
Người còn xem nhưng ta đành bỏ cuộc.
Vì xác thân theo ngày tháng mỏi mòn.
Hết tranh đấu ta lìa xa khỏi ngạn*.
Không bờ nầy và cũng chẳng bờ kia.
Nơi bờ giác ta thấy mình thật rõ.
Diện mạo nầy nào có phải là ta.
Vì ta đến từ vô lượng kiếp.
Biết kiếp nào là kiếp thật của ta.
Nơi bờ giác ta biết mình thật rõ.
Ta vào đời để giữ giống người.
Cho Địa Tạng còn tiếng cười nhân thế.
Cho Quang Âm vang vọng giữa thinh không.
Cho nhân trí rạng ngời chiếu sáng,
xóa vô minh để thấy sắc là không.

* ngạn, có nghĩa là bờ


Nên làm ǵ bây giờ

Thiện nam nhận thấy ở đời người ta thường hay lo nghĩ đến vận mệnh sắp tới, do đó nhiều khi phân vân không biết nên làm gì cho hợp với số mệnh của mình.
Thậm chí ngay những người vô cùng giàu có hay những kẻ hành khất cùng đường lắm lúc cũng phải lựa chọn đi hay ở, đứng hay ngồi. Dù khéo léo đến đâu, thiện nam vẫn kẹt giữa hai ý tưởng trái nghịch nhau như bao người khác.
Thiện nam suy nghĩ "muốn gỡ thế kẹt nầy, chỉ có cách diệt bỏ lòng tham." Nhưng rồi lại lý luận thêm: "đời sống tồn tại là do lòng tham muốn. Không biết thiền sư có diệt được lòng tham không?"
Nghĩ vậy, nên thiện nam tìm hỏi:
- Thành thật tâm là đạo, mong sư cho biết sư còn lòng tham không?
Thiền sư vắn tắt:
-Khi đứng, ta biết ta đứng. Khi ngồi, ta biết ta ngồi. Như thế, có tham không?
Thiện nam nhận biết thiền sư luôn luôn biết mình nên làm gì, không hỏi gì thêm, cúi đầu chào lui gót.

Có , Không

Nằm nghe gió rít qua khe cửa.
Gần cuối đời người nằm ngữa ngó pla-phông..
Ngó pla-phông thấy có như không.
Nhìn lại mình thấy không mà lại có.


Sống

Thân là nhà.
Tâm là vũ trụ.
Người là chủ.
Sống là cử động.


Tam giới

Nuôi thân là dục giới.
Tư duy là sắc giới.
Vô trí diệt vô đắc là vô sắc giới.


Hạt bụi

Hạt bụi nào hóa xác thân Sơn*.
Để ngày nay* Sơn về với cát bụi.
Ôi cát bụi trùng trùng,
Bụi nào còn trong hóa thân ai.
Bụi nào lăn theo giòng nghiệp lực.
Trở lại trần gian ca hát cho đời vui.

*Trịnh Công Sơn chết ngày 1-4-2001

Lư thời gian

Chẳng cần phải nói:
"Quá khứ đã qua, tương lai thì chưa tới."
Đó chỉ là sự chuyển động của kim đồng hồ.
Quá khứ, tương lai đang tụ về dây.
Sát na hiện tại không có khởi đầu.
Vô Thủy nên vô chung.
Thời gian tuy có mà không.
Bận tâm chi chuyện giải bày thời gian.


Danh và Thiền

Tình, tiền, danh vọng,
như những viên bi.
Trẻ con giành giựt,
người lớn ngó cười.
Ngồi xuống cùng chơi
cho vui bọn trẻ.
Bọn trẻ được vui,
người lớn đứng dậy,
đi dạo khắp nơi.
Trời cao đất rộng,
phong cảnh hữu tình
chẳng của riêng ai.
Tha hồ thụ hưởng.


Đạo

Nhìn trời đất bao la, thiện nam suy nghĩ : "Sơn hà đại địa lì trơ ra đó chỉ vì Ta không thoát được vòng sanh tử". Thiện nam tìm đến thiền sư hỏi lẽ:
-Bạch sư, có thể thoát được vòng sanh tử không?
Thiền sư nhìn trừng trừng vào mắt thiện nam:
-Ngươi đang ở "sanh" mà hỏi Ta hay đang ở "tử" mà hỏi Ta? Nói mau.
Thiện nam chưng hửng cúi đầu bỏ đi về.
Thiền sư nhìn theo: "đường đi còn đây, người về đâu..."


Hỏi ?

Về tâm hỏi Phật.
Tướng Phật ra sao?
Phật không trả lời.
Hỏi hoài vô ích.

Thiên hạ kêu Trời.
Trời có thấu chăng?
Trời không trả lời
Kêu Trời như không.

Lạc đường hỏi người.
Gặp người không biết
mà vẫn chỉ bày vì là tốt bụng,
nghe theo càng lạc.
Nhờ lạc nhiều lần mà chạy vòng vòng mới tự tìm ra.
Tìm được lối ra chỉ lại người ta con đường đã biết.


Nghiệp

Đi vào trần thế tất phải mang nghiệp.
Biệt nghiệp đổi thay khi sướng khi khổ.
Làm sao thoát nghiệp?
Khổ nghiệp; lạc nghiệp đều là giả nghiệp,
như những vai trò của một kịch sĩ,
mượn thân tứ đại giả hợp làm tuồng,
như những hóa thân giữ gìn chánh pháp.
thiên biến vạn hóa xuyên thấu các nghiệp.
Quán niệm như thế tự tại thoát nghiệp.


Đạo và Tâm

Đạo là đường đi riêng của mỗi chúng sanh.
Có vô lượng chúng sanh có vô lượng đạo
Không có đạo nào giống đạo nào
Có những đạo để lại dấu vết
Có những đường không lưu lại dấu xưa
Như bầy chim bay cùng hướng không cùng đường
Dấu của chúng nào ai thấy được

Vì di mà tạo đạo
Dừng lại đạo chỗ nào?
Có đạo có chuyển di
Không đạo về lại tâm
Tâm không sanh không diệt
Tâm không sắc không tướng
Tâm không ẩn không hiện
Tâm không rộng không hẹp
Tâm không trên không dưới
Tâm không dọc không ngang
Tâm không động không tỉnh
Tâm không cầu không tịnh
Tâm không đạo không đời
Không lời nào diễn nói được tâm


Đạo và Đời

Đời không đạo đời điên đảo.
Đạo không đời đạo thành không.
Đời vào đạo biến đạo thành đời.
Đạo vào đời biến đời thành đạo.


Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm

Khắc khẩu nói ẩu không nên.
Thà rằng ngậm miệng nghĩ rêng chuyện mình.
Chuyện mình là chuyện ái ân.
Nhớ ân quên ái tuy gần mà xa.
Ái dù thấm thiết đậm đà.
Quên ân, tình nghĩa vợ chồng cũng quên.
Ở đời không có tình duyên.
Làm sao có được mẹ cha trong đời.
Mẹ cha không có trong đời.
Làm sao có được những người đi tu.
Thế nào mới gọi là tu?
Tu là thường nói cách tu của mình?
Nhiều khi nói lắm phát hăng.
Nói trăng nói cuội làm người muội mê.
Chi bằng im lặng như tăng tọa thiền.
Như Duy Ma Cật sống thiền.
Ngoài chùa mà trụ nên danh để đời.
Lời rằng có trụ như không:
"Dù trụ thường đóng lỗ không vẫn còn".
Lỗ còn thì trụ cũng còn.
Hết trụ hết lỗ đạo đời hết theo.
Đạo đời còn có hay không.
Là do ưng có ưng không từ mình.
Từ mình tức tại từ tâm.
Nói theo nho ngữ gọn trong tám từ:
ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SANH KỲ TÂM.


Học Tu

Sách còn đó nhờ còn người sợ mất.
Với người mù sách có cũng như không.
Muốn học tu nên hỏi người mù.
Hỏi rằng:
"Mù không thấy mà sao đi đứng được?
Dưới thái dương ngày cũng như đêm.
Sao đếm được thời gian như người sáng?"
Sau khi hỏi nhận được lời phúc đáp.
Lời rằng:
"Nhắm mắt lại thử đi xem một đoạn.
Để biết rằng xóa vô minh còn khó vô cùng.
Tuy là khó nhưng người mù vẫn đắc.
Như Huệ Năng mù chữ vẫn là sư.
Sư không danh không lợi.
Sư không đợi không chờ.
Đời thờ ơ sư vẫn tặng thơ.
Thơ rằng:
"Bồ Đề vốn không cội.
Gương sáng cũng không đài.
Nguyên chẳng có một vật.
Sao gọi phủi trần ai."


Sinh tử

Sống thì sướng, chết thì thoát.
Lạnh thì khoát, nóng thì cởi.
Bởi vậy cho nên thiền sư mặc kệ tử sinh.
Tử sinh 2 cửa cho sư ra vào.


Thời ngộ

Chẳng phải từ lâu đã vô minh.
Chẳng phải giờ đây mới giác ngộ.
Vô minh, giác ngộ có cùng lúc.
Càng tối đèn kia mới sáng nhiều.


Thọ tưởng

Nhiều điều lạ từ cảnh giới lạ
Được kể từ người chết lâm sàng.
Đủ chứng minh tưởng nghĩ còn nguyên.
Dù máu đã không còn lên óc.
Chuyển kiếp tái sanh cũng từ đó mà ra.

Còn nhiều điều Phật chưa đã thuyết.
Điều thuyết rồi ít như lá trong nắm tay.
Điều chưa thuyết nhiều như lá trong rừng.
Dù lúc đó máu luân lưu thân Phật.
Còn tiếng Phật thì Phật còn tại thế.

Thế mới biết không lý nào giải được
Hiện tượng hữu hình và vô hình.
Càng lý giải càng cột vào đối đãi.
Còn lại chăng hai tiếng sắc không.
Tam thế Phật đã đang quy ngưỡng.


Tu

Tu là cõi phúc.
Không khổ không tu.
Lúc nào cũng khổ.
Lúc nào cũng tu.
Mới hay:
Giải thoát từ trói buộc.
Trói buộc là giải thoát.
Thoát khỏi trói buộc.
Thoát khỏi giải thoát.
Thoát được cả hai.
Xong rồi đại sự.


Ngôi trên

Vật chất vô tri không biết nói
Mà sao vượt trội cả Ngôi Lời
Mới hay sự sống không cần nói
Chỉ cần trần thế có tiếng cười


Phước Nghiệp

Hoa đẹp hôm nay đang được ngắm.
Hoa tàn hôm sau sẽ qua mau.
Hoa đẹp hôm trước sẽ trở lại.
Vô thường giữ mãi niết bàn y.
Thiện ý từ tâm ra tứ chi.
Làm nên bao việc người cần thiết:
Sĩ, Nông, Công, Thương là PHƯỚC NGHIỆP.
Lời suông theo gió trả về không.