Cõi thiên đường


“Trên giường bệnh hấp hối của một vị quan sát thủ, được nhà vua đến thăm căn dặn ông nhiều lần: “Khanh là một vị quan chuyên môn giết người” như vậy khanh phải đoạ địa ngục, khi vào địa ngục, bằng mọi cách khanh về báo cho trẫm biết, khanh đã xuống địa ngục và địa ngục có thật, khanh nhớ kỹ lời trẫm đừng phụ lòng trẫm.
Vị quan sát thủ gật đầu và xin hứa. Nhà vua căn dặn xong, chẳng bao lâu vị quan này chết. Chờ mãi, chờ mãi từ một tháng đến một năm, rồi đến ba năm mà chẳng có tin tức gì cả.
Nhà vua đếnmột vị Đạo sư hỏi:
- “Thưa ngài, ngài nói có địa ngục, trẫm có một vị quan sát thủ trước khi chết trẫm đã căn dặn đôi ba lần: “Khi xuống địa ngục, bằng mọi cách khanh hãy về báo cho trẫm biết, nhưng đến nay đã ba năm rồi chẳng có tin tức gì cả, như vậy theo trẫm nghĩ “chẳng có địa ngục.”
Vị Đạo sư trả lời:
- “Tâu bệ hạ,vị quan ấy là tội nhân làm sao có quyền đi lại được để về báo cho bệ hạ hay.” Nhà vua gật đầu chấp nhận ra về, sau ba năm nhà vua trở lại thăm vị Đạo sư và hỏi:
- Thưa ngài, ngài nói có Thiên Đàng phải không?
Vị Đạo sư tâu:
- Vâng, thưa bệ hạ, có Thiên Đàng, ai làm thiện sẽ sanh lên Thiên Đàng, ai làm ác sẽ đọa xuống Địa Ngục. Nhà vua phán:
- Ta có một vị quan đại thần suốt đời làm thiện, làm quan thì cần kiệm liêm chánh, chí công vô tư, làm người thì hằng ngày thường trường chay, không sát hại sanh linh, trước giờ phút lâm chung hấp hối, trẫm đến căn dặn nhiều lần:
“Khanh là mộ tngười hiền lành, sống thì trường chay, chẳng hề giết hại chúng sanh, làm quan thì liêm chánh ngay thẳng, chắc chắn khi chết khanh được về Thiên Đàng. Vậybằng mọi cách sau khi chết nhà ngươi về báo cho ta biết có cảnh Thiên Đàng chân thật hay không? Để trẫm yên lòng.”
Như thế đến nay đã ba năm mà ta chẳng được tin tức gì, chắc chắn là chẳng có Thiên Đàng.”
Trong truyện này, Đức Phật còn xác định thêm: “Nếu có cảnh giới siêu hình thật thì phải có người đến và người về, đàng này đi thì có, về thì không.” Như vậy chứng tỏ không có thế giới siêu hình mà chỉ có một thế giới siêu hình tưởng mà thôi. Kinh Pháp Môn Căn Bản, Đức Phật đã dạy rất rõ ràng và cụ thể nhất. Cho nên trong kinh Nguyên Thủy các vị Trời đến bạch Phật cũng như Ma Vương, ác quỷ và quỷ đói đều là cảnh giới tưởng của thế giới tưởng ấm của con người tạo ra. Tạo ra như vậy để mà chịu khổ thêm chẳng ích lợi gì cho đời sống mà còn làm hao tốn tiền của một cách vô lý. Các tôn giáo khác như Phật giáo Đại Thừa và Thiền Đông Độ đua nhau xây dựng thế giới siêu hình bằng nhiều hình thức và những xưng danh khác nhau để khéo lừa đảo con người chứ kỳ thật cũng chỉ là thế giới tưởng mà thôi.
Nên trong kinh Pháp Môn Căn Bản Đức Phật đã xác định rõ ràng:
“Người ấy tưởng tri Sở kiến là Sở kiến … Người ấy tưởng tri Sở văn là Sở văn … Người ấy tưởng tri Sở tư niệm là Sở tư niệm … Người ấy tưởng Sở tri là Sở tri … Người ấy tưởng tri Đồng nhất là Đồng nhất … Người ấy tưởng tri Sai biệt là Sai biệt ...Người ấy tưởng tri Tất cả là Tất cả ... Người ấy tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn…”
Đó toàn là sống trong tưởng mà mọi người mấy ai biết. Trên đời chỉ có một mình Đức Phật biết rất rõ. Bởi vậy, nhìn chung các tôn giáo trên thế gian này đang xây dựng một thế giới siêu hình để thỏa mãn lòng tham vọng của loài người.
Xưa, vua TầnThủy Hoàng vì tham vọng sống lâu nên đã cho người đi tìm thuốc trường sanh bất tử theo lời dạy của các vị tu Tiên, nhưng nào có được gì đâu, chỉ hoài công vô ích. Phương pháp tập dưỡng sinh và đạo Yoga đều tập luyện kéo dài tuổi thọ để đạt được “Trường sanh bất tử” nhưng có vị nào không bệnh đau và trường sanh bất tử đâu. Cuối cùng rồi cũng bệnh đau mà chết. Những việc làm này con người trên thế gian ai đã làm được.
Đó là một tưởng vọng của loài người không thể thành sự thật. Như Đức Phật đã dạy, đó làsự tưởng tri của loài người. (Tưởng tri là tưởng tri, làm sao sự thật được).Tìm mọi cách để loài người sống mãi muôn đời nhưng không thành tựu nên con người quay lại tìm “sự sống sau khi chết.” Do đó mới sản xuất ra cảnh giớiThiên Đàng, Địa Ngục, Bồng Lai Tiên Cảnh, Cực Lạc Tây phương, cõi Niết Bàn, BảnThể Vạn Hữu, Đại Ngã, Phật Tánh v.v…
Riêng ĐứcPhật, Ngài dạy: “Tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn.” Câu nói của Ngài có một giá trị rất lớn đối với các tôn giáo. Toàn bộ tất cả cảnh giới siêu hình của các tôn giáo đối với đạo Phật đều là cảnh giới tưởng, không thể lừa đảo lường gạt người đệ tử của Phật được, vì Đức Phật đã dạy cho các đệ tử của mình rất rõ ràng và cụ thể.
Các pháp môn của các tôn giáo này chỉ lừa đảo, lường gạt được những người vô minh vì cuộc sống còn mang dẫy đầy tham vọng nên mới tìm tu và nghe theo các giáo phái đó mà thôi. Sáu nẻo luân hồi chỉ là sáu trạng thái của tâm chứ không phải sáu cõi giới gồm có từ hữu hình đến siêu hình. Sáu cõi giới ấy là: 1- Cõi Trời;2- Cõi Người; 3- Cõi A Tu La; 4- Cõi súc sanh; 5- Cõi Ngạ quỷ; 6- Địa ngục.
Chỉ trong một thời gian ngắn, nếu một người không biết phương pháp tu theo Phật giáo thì có thể luân hồi sáu nẻo ngay tại kiếp sống của họ.
Ví dụ: Một người đang sống trong mười điều thiện (thập thiện) thì trạng thái tâm hồn của họ cảm nhận được sự an lạc yên vui hạnh phúc cõi Trời, và cơ thể của họ không có một chút nào mỏi mệt, đau nhức khổ sở mà người khác không sống đúng mười điều lành thì không thể cảm nhận biết được.
Nhưng khi họ rời khỏi mười điều lành này mà chỉ còn giữ được năm điều lành (ngũ giới) thì lúc bây giờ họ luân hồi vào cõi người, sự bình an của họ không bình an và an vui bằng trạng thái của cõi Trời. Trong khi họ đang ở trong trạng thái tâm cõi người họ không giữ gìn được tâm để cơn sân bừng cháy trong lòng thì ngay đó họ đã luân hồi vào cõi A Tu La.
Nếu ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn năm giới trọn vẹn thường thiếu lòng yêu thươngsự sống của muôn loài, không buông xả các pháp ác cố chấp tị hiềm, ganh đua,hơn thiệt, dâm dục, thiếu thành thật nói những lời hung ác, nói những lời vu khống, chuyện có nói không, chuyện không nói có, tâm hồn họ luôn luôn buồn phiền, khổ đau, lo sợ, sống bất an, đó là họ đã luân hồi vào cõi súc sanh, một trạng thái khổ đau như vậy.
Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm sống đúng năm giới, để tâm khởi muốn ăn,muốn uống và bụng cảm giác thấy đói khát rồi đi ăn uống phi thời, đó là họ đã luân hồi vào trạng thái cõi giới ngạ quỷ. Từ ở trạng thái cõi người họ không giữ gìn tâm sống đúng năm giới, thường giết hại, ăn thịt chúng sanh và chạy theo khẩu vị ăn những món ăn hảo hạng ngon miệng nhưng trong đó có chất độc, sống không yêu thương sự sống, không giữ vệ sinh chung, thường làm ô nhiễm môi trường sống nên cơ thể dễ sinh ra nhiều bệnh tật nan y. Cơ thể bị bệnh đau nhức khổ sở, đó là luân hồi vào trạng thái địa ngục.
Cho nên sáu nẻo luân hồi không phải là sáu cõi giới hữu hình và vô hình mà là sáu trạngthái của tâm trong một con người như trên đã nói. Còn những câu chuyện trên Phật đã nói với ông A Nan là những câu chuyện của tưởng uẩn lưu xuất phóng ra những hình ảnh từ trường trong không gian.
Khi nào một người có tưởng uẩn mạnh tức là tưởng uẩn hoạt động thì sẽ bắt gặp những hình ảnh cảnh giới của những từ trường này. Hình ảnh này không phải là cõi giới mà là hình ảnh từ trường của những người còn sống cũng như của những người đã chết phóng xuất còn lưu giữ trong không gian.
Trong kinh Pháp Môn Căn Bản Phật đã dạy: Tất cả cõi Trời, cõi Người, A Tu La, Súc sanh,Ngạ quỷ, Địa ngục đều là tưởng tri chứ không phải liễu tri.