CON NGƯỜI TỪ ĐÂU TỚI?


Từ tiền Socrate đến Karl Marx đều tuân theo tiền đề của Protagoras, áp đặt quan niệm của con người lên vạn vật, lên kẻ khác: “con người là thước đo vạn vật”...
Chao ôi, con người thì giới hạn, còn vũ trụ, vạn vật thì vô hạn, sao lại lấy cái thước giới hạn đo cái vô hạn hở thiên tài Protagoras? Vả, con người được tự nhiên (vũ trụ) sinh ra, cái thước con người bé tí sao có thể đo được vũ trụ vô cùng vô tận?
Như vậy con người từ đâu sinh ra?
Duy tâm thì nói là từ Thượng Đế
Duy vật thi nói thủy tổ loài người từ loài vượn cổ.
Phật giáo thì nói: Không phải từ vật chất cũng hổng phải tự hư vô, nó vô thủy vô chung.
Phật lý luận: Nếu ngươi đem vật chất chẻ nhỏ để tìm căn cội, ngươi chẻ mãi vật thể tới mức " lân hư trần ". nghĩa là gần như hư không là hết. Nếu ngươi tiếp tục chẻ nữa thì lân hư trần biến thành hư vô. Người mừng rở kết luận: Nguồn gốc vật thể là từ: Hư Vô.
Hởi ơi! Không biết đem bao nhiêu hư vô thì ráp lại thành một lân hư trần.
Cũng giống như khoa học vật lý ngày nay: Mấy chục năm về trước người ta vẫn tưởng hạt quark là vật thể nhỏ nhất của vật chất. Bây giờ người ta lại phát hiện: Dưới hạt quark còn loại hạt nhỏ hơn nữa! Cho nên khoa học gia Einstein vào lúc cuối đời nói: Khi người ta đi đến hết con đường vật lý, người ta sẽ trở nên con người có tín ngưởng sâu sắc!
Nghĩ ra nhà Phật biết lẽ ấy đã từ xa xưa như kể trên cho nên Trung Quán Luận nói về " Tính Không " mới viết:
" Không sanh cũng không diệt
Không thị cũng không phi
Không đến cũng không đi
Con cúi đầu đãnh lễ
Như Lai tối tôn thắng "