Lỗi nơi mình


Epictète, một hiền giả Hy Lạp, sống một cách bình dị hết sức. Trong nhà ông chỉ có một cái gường cây, cái bàn nhỏ để một ít sách và một cây đèn sắt. Thế mà một hôm, ăn trộm vào, bưng cây đèn sắt của ông mất. Sáng ngày hay ra, ông bèn bảo với các đệ tử:
- “Thằng bợm này, rồi đây sẽ cụt hứng”.
Ông bèn cho đi mua cây đèn đất để thay vào. Thật vậy, cây đèn ấy ông giữ mãi suốt đời.
Ông tự trách, tại ông dùng cây đèn sắt mới có giục lòng tham của tên trộm. Lỗi nơi ông, nào đâu lỗi của người trộm kia. “Kẻ đeo ngọc có tội, người trộm ngọc không có tội”.
Người xưa xử với mình rất nghiêm, mà xử với người rất khoan, bởi vậy, suốt đời không gặp họa. “Đừng trọng người hiền là làm cho lòng dân không tranh, không quý của khó đặng là khiến lòng dân không trộm đạo, không khoe điều có thể ham muốn được là khiến lòng dân không loạn”.
Một nhà văn có nói: “Người ta đau khổ là vì thấy cái hạnh phúc của kẻ khác. Cái khổ của người nghèo ở chỗ đó”.