Nguyễn Du (1766 - 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có thế lực và có truyền thống văn học bậc nhất đương thời. Nguyễn Du thông minh, học rộng, nhưng chỉ đỗ đến tam trường (Tú tài), ông ra đời bằng chức quan võ nhỏ biên trấn ở Thái Nguyên, kế nghiệp ông bố nuôi họ Hà. Tuy xuất thân trong một gia đình vọng tộc, nhưng ông không được hưởng phúc ấm của tổ tiên. Những biến cố của đời sống chính trị dồn dập ập đến biến ông thành nhà thơ . Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) đã đưa ông lên hàng Danh nhân văn hóa thế giới. Ngoài Truyện Kiều nổi tiếng ra, Nguyễn Du còn để lại ba tập thơ chữ Hán điển hình : Thanh Hiên Thi Tập , Nam Trung Tạp Ngâm , Bắc Hành Tạp Lục

KÊ KHANG CẦM ĐÀI

Cầm đài cổ tích ký Kê Khang
Nhân tử cầm vong đài diệc hoang
Văn vũ thất huyền chung tịch tịch
Đông Tây lưỡng Tấn diệc mang mang
Chí kim bất hủ duy đồng tính
Thử hậu hà nhân đáo túy hương?
Thán tức Quảng Lăng huyền tuyệt hậu
Tỳ bà tân phổ bán Hồ Khương.

Nguyễn Du
(Bắc Hành Tạp Lục)



ÐÀI GẢY ÐÀN CỦA KÊ KHANG

Cầm Ðài truyền thuyết của Kê Khang
Người khuất đàn tan , đài bỏ hoang
Văn vũ bảy dây đà lặng ngắt
Ðông Tây hai Tấn cũng điêu tàn
Chỉ còn tính trẻ truyền lưu thế
Ðã hết dân say đến nhập làng
Ôi ! Khúc Quảng Lăng từ bặt tiếng
Tỳ bà điệu mới , nửa Hồ Khương .

NGUYỄN TAM