Giữa thế kỷ thứ 10 ở Trung Hoa có người con gái tên Lương Ư Nương yêu một chàng trai họ Lư, nhưng gia đ́nh họ Lương không cho phép và cấm không cho đôi lứa gặp nhau . Đôi trẻ biệt ly và Ư Nương làm một khúc ca nổi tiếng "Trường Tương Tư" để gửi cho người yêu .










Vũ Ngọc Khánh dịch
Trường Tương Tư của Lương Ư Nương






Tương tư hoài ... Dài tương tư
Hoa hoa diệp diệp lạc phân phân
Chung nhật tư quân bất kiến quân
Trường dục đoạn hề trường dục đoạn
Lệ châu ngân thượng cánh thiêm ngân

Ngă hữu nhất thốn tâm
Vô nhân cộng ngă thuyết
Nguyện phong xuy tán vân
Tố dữ thiên biên nguyệt

Huề cầm thượng cao lâu
Lâu cao nguyệt hoa măn
Tương tư đàn vị chung
Lệ trích cầm huyền đoạn

Nhân đạo Tương giang thâm
Vị đề tương tư bạn
Giang thâm chung hữu đề
Tương tư vô biên ngạn

Quân tại Tương giang đầu
Thiềp tại Tương giang vĩ
Tương tư bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy

Mộng hồn phi bất đáo
Sở khiếm duy nhất tử
Nhập ngă tương tư môn
Tri ngă tương tư khổ

Trường tương tư hề, trường tương tư
Trương tương tư hề, vô tận cực
Tảo tri như thử quải nhân tâm
Hồi bất đương sơ mạc tương thức
Hoa hoa lá lá rụng tơi bời
Ḷng nhớ người sao chẳng thấy người
Ruột muốn đứt thêm, thêm đứt ruột
Châu rơi thành ngấn lại châu rơi

Ta có một tấc ḷng
Không có ai mà hỏi
Muốn nhờ gió đuổi mây
Để được cùng trăng nói

Ôm đàn lên lầu cao
Lầu cao trăng giăi khắp
Tương tư khúc chẳng thành
Lệ nhỏ, dây đàn đứt

Người bảo sông Tương sâu
Tương tư sâu gấp bội
Sông sâu đáy vẫn tới
Tương tư không tới bờ

Chàng ở đầu sông Tương
Thiếp ở cuối sông Tương
Nhớ nhau không gặp mặt
Cùng uống nước sông Tương

Hồn mộng bay không đến
C̣n một chết thôi mà
Ai vào cửa tương tư
Mới biết tương tư khổ

Tương tư hoài ...dài tương tư
Tương tư dài, dài khôn xiết
Sớm biết nỗi đau ḷng
Xưa đừng cùng nhau biết


Vũ Ngọc Khánh sinh năm 1926 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Học trường Thăng Long (Hà Nội) Từ năm 1970, ông chuyển từ ngành giáo dục sang làm việc tại Ty Văn hóa Thanh Hóa, Phụ trách Tiểu ban Văn nghệ Dân gian. Năm 1980, ông chuyển ra Hà Nội làm việc tại Ban văn hóa dân gian nay là Viện nghiên cứu Văn hóa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Ông qua đời tại Hà Nội năm ngày 26/6/2012, tại Hà Nội. Tác phẩm: Giai thoại văn nghệ dân gian Việt Nam (1986), Lược truyện thần tổ các ngành nghề (1991), Tứ bất tử (1991), Từ điển văn hoá (Chủ biên - 2002), Dẫn luận nghiên cứu folklone Việt Nam (1991),…